Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn biết gì về các giai đoạn tuổi dậy thì?

Nếu bạn từng trải qua các giai đoạn của tuổi dậy thì, chắc hẳn bạn sẽ còn nhớ về những thay đổi của bản thân trong khoảng thời gian đó. Khi bạn trở làm cha, làm mẹ, đó cũng là lúc bạn bắt đầu đặt ra những quan tâm lo lắng về giai đoạn kỳ diệu này của con trẻ.

Mỗi giai đoạn phát triển của tuổi dậy thì lại có những biểu hiện khác nhau ở nam và nữ. Các giai đoạn này được giáo sư James M. Tanner phát hiện và đánh giá thời gian xác định khác nhau, và hiện nay chúng còn được gọi là giai đoạn Tanner.

  1. Giai đoạn Tanner 1

Giai đoạn 1 của tuổi dậy thì mô tả ngoại hình của trẻ trước khi xuất hện bất cứ dấu hiệu nào của tuổi dậy thì. Vào cuối của giai đoạn này, não bộ mới bắt đầu gửi những tín hiệu đặc biệt cho cơ thể để chuẩn bị quá trình thay đổi.

Trong giai đoạn này, vùng dưới đồi bắt đầu tiết ra hormone giải phóng gonadotropin (GnRH). GnRH di chuyển đến khu vực tuyến yên – vùng nhỏ dưới não có khả năng tạo ra các hormone kiểm soát các tuyến khác trong cơ thể. Tuyến yên cũng là tuyến tiết ra 2 loại hormone là LH và FSH, giúp điều hòa, kích thích sự phát triển của tuyến sinh dục bao gồm buồng trứng và tinh hoàn một cách đồng bộ.

Các tín hiệu của não bộ có thể bắt đầu gửi các tín hiệu vào giai đoạn 8 tuổi ở trẻ nữ, hay tầm 9-10 tuổi ở trẻ nam. Tuy nhiên, sẽ không có bất cứ thay đổi nào có thể nhận ra trong thời điểm này.

  1. Giai đoạn Tanner 2

Giai đoạn 2 đánh dấu quá trình bắt đầu phát triển các thay đổi về mặt thể chất. Hormone bắt đầu gửi các tín hiệu đi khắp cơ thể.

*Trẻ nữ:

  • Dấu hiệu đầu tiên có thể bắt đầu từ khoảng 9-11 tuổi. Những dấu hiệu có thể thấy sớm nhất như phát triển núm vú, gây ngứa hoặc cảm giác mềm. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Việc phát triển vú cúng sẽ khác biệt về kích cỡ và tốc độ. Đôi khi bạn có thể thấy núm vú bên này lớn hơn hay nhỏ hơn bên kia. Vùng quanh núm vú (quầng vú) cũng nở ra và sẫm màu hơn.
  • Một trong những dấu hiệu cũng rất dễ nhận ra là lông mu – phần lông trên môi âm đạo cũng bắt đầu mọc lên. Vùng tử cung cũng phát triển lớn hơn.
  • Theo nghiên cứu, trẻ nữ có chỉ số BMI cao sẽ tiến triển giai đoạn này sớm hơn nữ, và trẻ nữ da đen cũng sẽ phát triển sớm hơn trẻ nữ da trắng.

*Trẻ nam:

  • Ở trẻ nam, dậy thì thường bắt đầu vào khoảng tuổi 11. Dấu hiệu đầu tiên có thể nhận ra là tinh hoàn và da quanh tinh hoàn (da bìu) bắt đầu nở to. Đồng thời, lông mu vùng quanh gốc dương vật cũng bắt đầu mọc lên.
  1. Giai đoạn Tanner 3

Đây là giai đoạn các thay đổi thể chất xuất hiện rõ ràng.

*Trẻ nữ:

Các thay đổi thể chất xuất hiện thường sau 12 tuổi, bao gồm:

  • Núm vú tiếp tục nở ra và phát triển hơn
  • Lông mu dày hơn và xoăn hơn
  • Lông nách bắt đầu hình thành
  • Dấu hiệu của mụn bắt đầu xuất hiện ở trên mặt hay ở lưng
  • Giai đoạn tăng chiều cao nhanh nhất (có thể lên đến hơn 8cm mỗi năm)
  • Hông và đùi bắt đầu tích mỡ

*Trẻ nam

Các thay đổi thể chất xuất hiện thường sau 13 tuổi, bao gồm:

  • Dương vật dài ra, tinh hoàn lớn hơn
  • Mô vú có thể bắt đầu hình thành dưới núm vú (điều bình thường với nam trong độ tuổi thiếu niên và thường biến mất trong một vài năm)
  • Giấc mơ “ướt át” vào ban đêm, trạng thái xuất tinh lúc ngủ
  • Giọng bắt đầu thay đổi, cảm giác bị vỡ giọng và từ tông cao hạ xuống tông giọng trầm hơn
  • Cơ bắp bắt đầu nở to ra
  • Tăng chiều cao có thể lên đến hơn 8cm mỗi năm
  1. Giai đoạn Tanner 4

Giai đoạn 4 là giai đoạn diễn ra mạnh mẽ nhất các sự thay đổi.

*Trẻ nữ:

Các thay đổi bắt đầu khoảng tuổi 13. Có thể kể đến như:

  • Vú có hình dạng đầy đặn hơn
  • Rất nhiều trẻ nữ có kỳ kinh đầu tiên
  • Tốc độ tăng chiều cao có thể giảm xuống, không nhanh như giai đoạn 3
  • Lông mu tiếp tục dày hơn nữa

*Trẻ nam:

  • Tinh hoàn, dương vật và bìu tiếp tục to lên, màu da bìu có thể sẫm hơn
  • Lông nách bắt đầu mọc
  • Giọng trầm trở thành đặc trưng, vĩnh viễn
  • Xuất hiện mụn trứng cá
  1. Giai đoạn Tanner 5

Đây là giai đoạn cuối đánh dấu sự kết thúc của quá trình trưởng thành về mặt cơ thể.

*Trẻ nữ:

  • Vú đạt kích cỡ và hình dạng gần sát như trưởng thành, cho dù vẫn có thể thay đổi đến tuổi 18
  • Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu đều hơn sau 6 tháng đến 2 năm
  • Đạt được chiều cao người trưởng thành sau từ 1 đến 2 năm tính từ kỳ kinh đầu tiên của cơ thể
  • Phần lông mu có thể dầy hơn và đến tận vùng đùi trong
  • Cơ quan sinh sản và bộ phận sinh dục phát triển đầy đủ
  • Hông, đùi, mông đầy đặn

*Trẻ nam:

  • Dương vật, tinh hoàn và bìu đạt kích cỡ người trưởng thành
  • Lông mu gốc dương vật dài và có thể chạm vùng đùi
  • Râu bắt đầu phát triển và mọc dài hơn
  • Tăng chiều cao có thể chậm hơn, nhưng tăng cơ bắp vẫn tiếp tục phát triển
  • Đa phần đến tuổi 18, các trẻ nam thường đạt đến đỉnh điểm của tăng trưởng

Mụn trứng cá

Mụn có thể là vấn đề gặp phải ở cả trẻ nam và nữ. Sự thay đổi hormone khiến tích tụ dầu trên da và làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Mụn có thể lên ở mặt, lưng hay ngực. Một số người có thể gặp tình trạng mụn nặng hơn so với người khác. Mụn cũng có thể liên quan đến tiền sử gia đình.

Nguồn: verywell

Nói chung, bạn nên dạy trẻ chăm sóc bản thân bằng cách rửa sạch vùng bị mụn và sử dụng những loại thuốc đặc trị để điều trị. Mụn có thể tự điều trị tại nhà, và trong một số trường hợp nặng thì tốt hơn hết là tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia về da liễu.

Mùi cơ thể

Các tuyến mùi lớn trên cơ thể phát triển trong suốt quá trình dậy thì. Để tránh mùi cơ thể gây khó chịu, bạn có thể bảo trẻ vệ sinh cơ thể thường xuyên, đặc biệt là sau khi hoạt động thể chất mức độ cao. Hoặc bạn cũng có thể bảo trẻ sử dụng các chất khử mùi chuyên biệt.

Tổng kết

Dậy thì là một thử thách cho cả trẻ và cha mẹ. Những sự thay đổi trong quá trình này bao gồm thay đổi thể chất, hormone và kéo theo thay đổi cả cảm xúc. Các bậc cha mẹ nên để ý đến trẻ, không chỉ là cảm xúc và các hành vi khác nhau.

Một điều quan trọng là các bậc cha mẹ cần kiên nhẫn và thấu hiểu trẻ. Đây là giai đoạn trẻ cảm thấy không an toàn về những thay đổi của bản thân, bao gồm cả việc hình thành mụn. Vì vậy, hãy trao đổi với trẻ một cách thẳng thắn, giúp trẻ cảm thấy bình tĩnh để hiểu rằng đây là những hoạt động hết sức bình thường của cơ thể. Nếu có vấn đề nào bất thường, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Tham khảo thêm thông tin tại: Dậy thì sớm ở trẻ em

Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

  • 18/11/2024

    6 loại thực phẩm bổ sung tốt cho sức khỏe tim mạch

    Một số thực phẩm bổ sung có thể giúp tăng cường hiệu quả của chế độ ăn uống lành mạnh và hỗ trợ sức khỏe trái tim.

Xem thêm