Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 điều cần biết để chăm sóc da mụn ở độ tuổi dậy thì

Mụn trứng cá là nỗi ám ảnh của tuổi dậy thì, khiến các bạn trẻ mất tự tin trong giao tiếp và hoạt động hàng ngày. Cách chăm sóc da mụn ở tuổi dậy thì đơn giản, hiệu quả là mối quan tâm của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Dưới đây là 5 lưu ý giúp việc chăm sóc làn da bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì đạt hiệu quả cao.

Để mụn trứng cá tuổi dậy thì được cải thiện hiệu quả, bạn cần kiên trì tuân thủ theo chỉ định điều trị của các chuyên gia da liễu. Sau đây là 5 lưu ý cần thiết khi chăm sóc da mụn:
Không nặn mụn
Nặn mụn không giúp mụn trứng cá mất đi mà chỉ khiến cho tình trạng này tồi tệ hơn. Đôi lúc, nặn mụn còn khiến nhân mụn bị đẩy sâu vào trong da, đồng thời gây viêm nặng hơn và có thể để lại sẹo, thâm.
Rửa mặt hàng ngày
Rửa mặt hàng ngày sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, làm thông thoáng lỗ chân lông và đào thải độc tố trên da hiệu quả hơn. Bạn nên rửa mặt 2 lần/ngày với sữa rửa mặt có thành phần dịu nhẹ để tránh gây tổn thương da. Đồng thời, khi rửa mặt, bạn hãy massage thật nhẹ để tránh trầy xước hay làm vỡ mụn.
 
Lựa chọn đúng loại mỹ phẩm
 
Cẩn trọng khi trang điểm sẽ giúp giảm mụn đáng kể. Trước hết, hãy hiểu rõ về làn da để lựa chọn loại mỹ phẩm phù hợp. Ngoài ra, bạn nên ưu tiên các loại mỹ phẩm chứa thành phần dịu nhẹ, có nguồn gốc thiên nhiên để tránh gây kích ứng da. Đồng thời, hãy chắc chắn rằng, các dụng cụ trang điểm như cọ, miếng bọt biển dùng cho phấn phủ hay miếng silicon rửa mặt đã được làm sạch trước khi sử dụng. Một lưu ý nữa là lựa chọn dầu gội và dầu xả cho tóc cũng cần sử dụng loại không dầu, tránh gây hại cho vùng da bị mụn. Bên cạnh đó, cũng cần tránh để tóc chạm vào mặt, nhất là vùng da bị mụn.
 
Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời
 
Các tác nhân từ môi trường như: Khói bụi, ánh nắng mặt trời, ô nhiễm chính là nguyên nhân gây mụn và khiến chúng phát triển nặng hơn. Vì vậy, luôn thoa kem chống nắng và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ giúp bạn cải thiện mụn hiệu quả.
 
Sử dụng thuốc trị mụn
 
Không có cách khắc phục tức thì cho tình trạng mụn trứng cá. Nhiều phương pháp điều trị phải mất vài tuần sử dụng mới nhận thấy sự cải thiện. Một số dạng mụn trứng cá có thể mất đến 6 tháng để loại bỏ. Do đó, chăm sóc da cơ bản có thể không đủ. Để loại bỏ mụn hiệu quả nhanh chóng, bạn cần có sự hỗ trợ từ kem trị mụn. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng, khi lựa chọn kem bôi trị mụn không nên sử dụng các sản phẩm chứa corticoid, bởi chúng có thể đem đến nhiều tác dụng phụ như: Gây sẹo lõm, mỏng da và bị viêm tái phát nhanh chóng.
 
Rửa sạch mặt hàng ngày giúp làm sạch da, giảm mụn trứng cá
 
Lựa chọn những sản phẩm làm sạch da, trị mụn có nguồn gốc dược thảo sẽ giúp cải thiện làn da nhanh hơn. Bạn có thể tham khảo kem bôi thảo dược có thành phần chính từ dịch chiết neem (được chiết xuất từ cây neem hay còn gọi là sầu đâu, xoan Ấn Độ,…). Nhiều nghiên cứu cho thấy, tất cả các bộ phận của cây neem đều có tính kháng khuẩn rất mạnh, mang đến khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, ngăn ngừa mụn hình thành và phát triển hiệu quả. Không chỉ vậy, trong cây neem còn chứa hợp chất có tác dụng giảm viêm và tấy đỏ do mụn nang gây ra. Bên cạnh đó, công dụng trị mụn của sản phẩm sẽ càng được tăng thêm khi kết hợp với các dược liệu quý như: Sài đất, hoàng liên, ba chạc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế chủng vi khuẩn gây mụn; Lô hội giúp nhanh liền sẹo, thu nhỏ vết loét.
Nắm vững những lời khuyên về cách chăm sóc da mụn ở độ tuổi dậy thì kể trên sẽ giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao. 
 
Tuệ An - Theo Healthplus.vn
Bình luận
Tin mới
  • 03/12/2024

    Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát

    Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.

  • 03/12/2024

    Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.

  • 03/12/2024

    Bất dung nạp lactose hoàn toàn khác dị ứng đạm sữa bò

    Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

  • 02/12/2024

    6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.

  • 02/12/2024

    Tập thể dục mùa lạnh: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

    Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.

  • 02/12/2024

    Yếu tố Rh và tầm quan trọng của xét nghiệm Rh trong thai kỳ

    Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 01/12/2024

    Mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn trong những ngày se lạnh

    Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.

  • 30/11/2024

    Những điều nên và không nên làm đối với da nhạy cảm

    Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.

Xem thêm