Chướng bụng trong chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chướng bụng có thể xảy ra trước và đầu kỳ kinh. Nó có thể kèm theo co thắt dạ dày và đau lưng. Chướng bụng khi có kinh là khi phụ nữ cảm thấy bụng của mình nặng và căng lên ngay trước và khi bắt đầu kỳ kinh. Chướng bụng cũng là một trong một số triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) có thể xảy ra 1-2 tuần trước kỳ kinh của phụ nữ. Ngoài chướng bụng, các triệu chứng bao gồm:
Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, có tới 85% phụ nữ gặp phải các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.
Nguyên nhân
Chướng bụng trước và trong kỳ kinh nguyệt có thể do thay đổi nồng độ hormone sinh dục progesterone và estrogen. Khoảng một tuần trước khi kỳ kinh của phụ nữ bắt đầu, nồng độ hormone progesterone giảm xuống. Nồng độ progesterone giảm khiến tử cung bong tróc lớp niêm mạc, đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu kinh nguyệt. Nghiên cứu cho thấy rằng những thay đổi trong nồng độ progesterone và estrogen cũng khiến cơ thể giữ nước và muối nhiều hơn. Các tế bào của cơ thể bị sưng lên vì nước, gây ra cảm giác chướng bụng.
Biện pháp khắc phục
Tránh thức ăn có nhiều muối và carbohydrate tinh chế có thể giúp giảm chướng bụng trong thời kỳ kinh nguyệt. Có nhiều thay đổi lối sống mà phụ nữ có thể thực hiện có thể giúp giảm thiểu tình trạng giữ nước. Đổi lại, những thay đổi này có thể giúp làm giảm các triệu chứng chướng bụng trong thời kỳ kinh nguyệt.
1. Tránh thức ăn mặn
Natri trong muối có thể làm tăng lượng nước mà cơ thể bạn giữ lại. Tránh thức ăn mặn có thể giúp giảm tình trạng giữ nước và cải thiện tình trạng chướng bụng trong thời kỳ kinh nguyệt. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ nên hạn chế lượng muối ăn vào ở mức 1.500 miligam (mg) mỗi ngày. Nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa muối, do đó, nấu các bữa ăn ở nhà chỉ sử dụng nguyên liệu tươi là một cách để tránh dư thừa muối.
2. Ăn thực phẩm giàu kali
Ăn thực phẩm giàu kali có thể giúp giảm tình trạng chướng bụng trong chu kỳ kinh nguyệt. Kali làm giảm lượng natri và tăng sản xuất nước tiểu. Bằng cách này, kali có thể giúp giảm giữ nước và cải thiện tình trạng chướng bụng trong thời kỳ kinh nguyệt. Thực phẩm giàu kali có thể làm giảm chướng bụng trong chu kỳ kinh nguyệt bao gồm:
3. Thử thuốc lợi tiểu
Nếu bạn sử dụng thuốc lợi tiểu, điều đó có nghĩa là nó sẽ giúp bạn làm tăng sản xuất nước tiểu. Sản xuất nhiều nước tiểu hơn giúp cơ thể loại bỏ nước. Bằng cách này, thuốc lợi tiểu giúp giảm giữ nước. Vì giữ nước gây chướng bụng nên thuốc lợi tiểu có thể giúp giảm bớt tình trạng này. Nhiều loại thực phẩm có đặc tính lợi tiểu tự nhiên. Những phụ nữ đang tìm cách giảm chướng bụng trong chu kỳ kinh nguyệt có thể thử ăn nhiều hơn các loại thực phẩm này, bao gồm:
Thuốc lợi tiểu cũng có sẵn ở dạng thuốc viên. Bác sĩ có thể kê đơn những loại thuốc này nếu tình trạng chướng bụng trong chu kỳ kinh nguyệt nghiêm trọng hơn và các phương pháp điều trị tại nhà khác không có tác dụng.
4. Uống nhiều nước
Nhiều người tin rằng uống nhiều nước hơn có thể giúp cải thiện tình trạng giữ nước, bằng cách cải thiện chức năng thận. Trong trường hợp này, uống nhiều nước hơn có thể giúp cải thiện tình trạng chướng bụng trong thời kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.
5. Tránh carbohydrate tinh chế
Carbohydrate tinh chế, chẳng hạn như bột mì trắng và đường đã qua chế biến, khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Điều này làm tăng mức insulin trong máu, khiến thận giữ lại nhiều natri hơn. Nồng độ natri tăng lên dẫn đến giữ nước nhiều hơn. Đối với những người muốn giảm tình trạng giữ nước và cải thiện tình trạng chướng bụng trong thời kỳ kinh nguyệt, tốt nhất là nên tránh các loại carbohydrate tinh chế.
6. Tập thể dục thường xuyên
Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy rằng tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt Vì tình trạng chướng bụng trong chu kỳ kinh nguyệt là một triệu chứng tiền kinh nguyệt, nên tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm bớt tình trạng này. Để giữ sức khỏe, bạn nên đặt mục tiêu dành 2,5 giờ để tập thể dục với cường độ vừa phải mỗi tuần.
7. Cân nhắc thuốc tránh thai
Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy thuốc tránh thai có thể giúp cải thiện tình trạng chướng bụng trong thời kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, một số phụ nữ cho biết rằng thuốc tránh thai khiến họ cảm thấy chướng bụng hơn. Tác dụng của thuốc có thể khác nhau ở mỗi phụ nữ, vì vậy tốt nhất bạn nên thảo luận về thuốc tránh thai với bác sĩ và thử một vài loại khác nhau để xem loại nào phù hợp nhất để kiểm soát hội chứng tiền kinh nguyệt.
Khi nào đến gặp bác sĩ?
Đối với hầu hết phụ nữ, tình trạng chướng bụng trong thời kỳ kinh nguyệt là một điều khó chịu.
Tuy nhiên, nếu chướng bụng trong thời kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Nếu chướng bụng không biến mất sau một kỳ kinh, bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ. Chướng bụng đôi khi có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Kết luận
Thử một trong số các thay đổi lối sống được đề cập trong bài viết này có thể giúp cải thiện tình trạng chướng bụng trong thời kỳ kinh nguyệt. Nếu những thay đổi này không giúp ích gì và tình trạng chướng bụng trong chu kỳ kinh nguyệt làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày, thì bác sĩ có thể cung cấp thêm lời khuyên cho bạn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các bệnh thường gặp ảnh hưởng đến tử cung
Hạ đường huyết hay gặp ở những người bị đái tháo đường nhưng cũng có thể xảy ra với bất cứ ai. Bệnh nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ để lại những hậu quả vô cùng đáng tiếc.
Đau nửa đầu là một căn bệnh khá phổ biến, đặc biệt ở nữ giới. Cơn đau khó chịu làm ảnh hưởng không ít tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây đau nửa đầu, trong đó chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng không nhỏ.
Nhiều người nghĩ bỏ bữa sáng là “tự sát”, nhịn bữa trưa thì mệt mỏi và khó làm việc hiệu quả còn bỏ bữa tối có thể giúp giảm cân. Sự thật về bữa tối là gì?
Cùng tìm hiểu về mối liên quan giữa dị ứng và sưng hạch bạch huyết trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:
Thiếu canxi hoặc hạ canxi máu có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe từ đơn giản đến nghiêm trọng…
Các tác dụng phụ của việc dùng thuốc tránh thai hàng ngày đã được thảo luận khá rộng rãi. Nhưng còn một điều bí ẩn nữa về điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi ngừng thuốc tránh thai hàng ngày? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Sự trao đổi chất trong cơ thể chúng ta có thể bị chậm một cách tự nhiên với những lý do khác nhau. Nguyên nhân nào làm chậm quá trình này và hậu quả của nó ra sao?
Ăn vặt không có hại nếu bạn ăn những thực phẩm lành mạnh. Nhưng nếu bạn nghiện ăn vặt và ăn những món nhiều chất béo, nhiều đường, muối thì bạn sẽ có nguy cơ tăng cân và nhiều vấn đề sức khỏe khác.