Nếu bạn giống như hầu hết các bà mẹ khác, bạn rất khao khát vứt đi những bộ đồ mặc khi mang thai và chui vào những chiếc quần bò trước đây. Hãy tìm hiểu những cách thông minh để giảm cân sau sinh và tạo dựng một cuộc sống khỏe mạnh.
Cân nhắc thói quen ăn uống
Khi bạn mang thai, bạn điều chỉnh thói quen ăn uống để đáp ứng sự tăng sinh và phát triển của em bé trong bụng. Sau sinh, dinh dưỡng hợp lý vẫn rất quan trọng – đặc biệt nếu bạn cho con bú. Đưa ra những lựa chọn khôn ngoan có thể giúp bạn giảm cân lành mạnh sau khi sinh.
Hoạt động thể lực hàng ngày
Thời xưa, phụ nữ thường nói rằng đợi đến hết 6 tháng sau sinh mới bắt đầu tập thể dục. Ngày nay, nếu như vậy thì thời gian giảm cân cũng đã qua.
Nếu bạn tập thể dục trong suốt thai kỳ và không có biến chứng khi sinh, thì hoàn toàn an toàn để bắt đầu những bài tập nhẹ trong những ngày sau sinh hoặc trong thời gian sớm nhất khi bạn cảm thấy sẵn sàng. Nếu bạn sinh mổ hay gặp biến chứng khi sinh, hãy thảo luận với bác sỹ về thời gian bắt đầu chương trình luyện tập. Thông thường, bạn có thể bắt đầu tập những bài tập nhẹ trong 4 đến 6 tuần sau sinh.
Khi bác sỹ đã cho phép bạn luyện tập thì hãy:
Hãy nhớ uống đủ nước trước, trong và sau mỗi lần tập. Dừng tập nếu bạn cảm thấy đau. Đó có thể là dấu hiệu của tập luyện quá sức.
Lợi ích từ việc nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp giảm đi cân nặng dư thừa tăng lên khi mang thai. Đó là do khi bạn cho con bú, bạn sử dụng các tế bào mỡ dự trữ trong cơ thể trong quá trình mang thai cùng với lượng calo trong chế độ ăn làm nguyên liệu sản xuất sữa cho con bú.
Đặt mục tiêu giảm cân thực tế
Hầu hết phụ nữ giảm nhiều hơn 4,5kg trong khi sinh, bao gồm cân nặng của em bé, nhau thai và nước ối. Trong tuần đầu sau sinh, bạn sẽ giảm cân do các dịch dự trữ trong cơ thể, nhưng lượng mỡ dự trữ trong quá trình mang thai thì không tự mất đi.
Qua chế độ ăn và các bài tập, bạn có thể giảm đến 0,5kg một tuần. Có thể phải mất đến 6 tháng hoặc hơn để quay trở lại cân nặng trước lúc mang thai dù bạn có cho con bú hay không. Thậm chí sau 6 tháng, cân nặng của bạn vẫn có thể khác so với trước khi mang thai.
Hãy dịu dàng với chính bản thân mình bằng cách chấp nhận sự thay đổi của cơ thể. Trên tất cả hãy tự hào về lối sống lành mạnh của bạn.
Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.
Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.
Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.
Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.
Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.
Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây
Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.
Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.