Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tư thế tốt nhất khi ngủ cho bà bầu

Nằm ngủ ở tư thế nào để không gây cảm giác khó chịu cho cơ thể mẹ bầu và đảm bảo an toàn nhất cho em bé trong bụng?

Vì sao mẹ bầu thường hay khó ngủ?

Sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai cộng với vòng bụng ngày một to lên sẽ khiến mẹ bầu rất khó ngủ, nhất là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Đồng thời, khi dạ con to ra sẽ đè lên bàng quang gây cảm giác buồn đi tiểu, khiến nhiều mẹ bầu bị đau lưng, đau thắt các cơ quanh bụng hoặc đau bại một bên hông. Cuối thời kỳ mang thai, đầu của thai nhi sẽ chuyển xuống giữa khung chậu và đè vào bàng quang có thể khiến bạn thường xuyên bị tỉnh giấc giữa đêm khi đi tiểu.

Bên cạnh đó, khi mang thai, lượng canxi từ cơ thể mẹ tập trung bổ sung cho thai nhi sẽ gây ra tình trạng hạ canxi trong máu dẫn đến việc thai phụ bị chuột rút, căng cơ do canxi trong cơ thể bị thiếu hụt gây mất ngủ, khó ngủ lại, ngủ không sâu.

Còn có rất nhiều nguyên nhân khác khiến các bà bầu thường xuyên mất ngủ như thường xuyên phải thức dậy trong đêm để đi tiểu, thường xuyên lo lắng về việc mang thai, về chuyện sinh nở, các vấn đề về dạ dày, ợ nóng, và em sẽ khó tìm được vị trí ngủ thoải mái, khi thai to dần.

Tư thế ngủ nào tốt nhất cho mẹ bầu?

Mỗi một mẹ bầu có một tư thế ngủ khác nhau và nên thường xuyên thay đổi tư thế để có thể ngủ ngon giấc hơn. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ bầu thường nói rằng tư thế ngủ nghiêng một bên với đầu gối hơi gập lại có vẻ như là tư thế thoải mái nhất đối với các bà bầu. Bạn có thể sử dụng một chiếc gối để kê dưới bụng, kẹp giữa hai chân hoặc kê vào phần lưng nếu muốn.

Một số mẹ bầu khác ại thấy rằng nằm ngửa trong tư thế nửa nằm nửa ngồi tựa vào gối cũng là một tư thế khá ổn và có thể giúp bạn giảm bớt chứng ợ nóng. Tư thế này đặc biệt thích hợp với các mẹ bầu bị nôn nghén nhiều hoặc ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản thường xuyên.

Tư thế ngủ nào không tốt cho mẹ bầu ?

Vào thời kỳ này, việc bụng ngày càng to lên kèm theo chứng tức ngực do tử cung lớn dần gây chèn ép cơ hoành sẽ khiến mẹ bầukhông thể nằm sấp được.

Đồng thời mẹ bầu cũng nên tránh nằm ngửa hoàn toàn với chân duỗi thẳng. Ở tư thế đó, sức nặng của tử cung sẽ tạo áp lực lên phần cột sống, cơ lưng và các mạch máu làm giảm lưu thông máu đi toàn cơ thể và giảm cung cấp máu cho thai nhi. Ngoài ra, việc nằm ngửa trong khi mang thai còn có thể gây ra các tình trạng:

  • Sưng đau các cơ và xuất huyết
  • Hạ huyết áp khiến bạn cảm thấy hoa mắt, nhất là khi đứng dậy hoặc ngồi xuống. Đối với một số người, nằm ngửa còn gây tác dụng ngược lại là làm tăng huyết áp.
  • Ngáy khi ngủ, có thể dẫn đến hiện tượng ngưng thở lúc ngủ khi bạn đang dần tăng cân

Lưu ý bổ sung cho mẹ bầu

Một số chuyên gia khuyên rằng bạn nên ngủ nghiêng về bên trái khi mang thai, tuy nhiên hiện chưa có bằng chứng cụ thể nào chứng minh việc ngủ nghiêng bên trái thì tốt hơn bên phải. Do vậy hãy thoải mái thay đổi tư thế nằm nghiêng cả hai bên, và dùng thêm 1 vài cái gối trợ giúp, miễn là bạn cảm thấy thoải mái, không bị khó thở và ngủ được sâu.

Nếu bạn tỉnh giấc mà bỗng thấy mình đang trong tư thế nằm ngửa thì đừng quá lo lắng. Chỉ cần đổi lại tư thế nằm nghiêng sang bên và quay lại giấc ngủ là ổn. 

Hãy tự tìm cho mình một tư thể ngủ thích hợp nhất để có thể có được giấc ngủ trọn vẹn khi mang thai. 

Bs. Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 28/09/2023

    Những nguyên tắc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.

  • 28/09/2023

    Mức khuyến nghị đường huyết dành cho các đối tượng

    Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.

  • 28/09/2023

    Các nguồn bổ sung vi chất dinh dưỡng

    Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.

  • 28/09/2023

    Dinh dưỡng ngừa còi xương cho trẻ

    Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.

  • 28/09/2023

    Đau mắt đỏ lây nhanh ở trẻ mầm non, tiểu học, cách giúp bé tránh mắc bệnh nhiều lần

    Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.

  • 28/09/2023

    Trị liệu giác hơi là gì?

    Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây

  • 28/09/2023

    Còi xương ở trẻ: Nguyên nhân, cách phòng và điều trị

    Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.

  • 28/09/2023

    Bổ sung canxi đúng cách phòng chống còi xương, loãng xương

    Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Xem thêm