Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Độ ẩm nguy hiểm cho người bệnh hen phế quản?

Nếu bạn bị hen phế quản, không khí ẩm cũng là tác nhân khiến bạn khó thở hơn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:

Đối với hầu hết chúng ta, độ ẩm trong ngưỡng từ 30-60% là khoảng độ ẩm mà chúng ta cảm thấy dễ chịu. Nếu như đô ẩm vượt qua ngưỡng này thì sẽ được gọi là ẩm ướt. Độ ẩm càng cao càng gây ra cảm giác khó chịu bởi vì độ ẩm cao tương đương với không khí bị bão hòa hơi nước và làm cho mồ hôi không thể bay hơi để làm mát cơ thể. Đó là lý do vì sao vào những ngày có độ ẩm cao, bạn sẽ cảm thấy nóng và người bị dính hơn.

Nếu bạn bị hen phế quản, không khí ẩm cũng là tác nhân khiến bạn khó thở hơn. Trong bệnh hen, đường thở sẽ bị thu hẹp lại, do đó gây cản trở không khí đi vào phổi. Do đó, bạn có thể cảm thấy khó thở hoặc ho và thở khò khè.

Ảnh hưởng của độ ẩm với bệnh hen phế quản

Hít thở không khí ẩm sẽ kích hoạt các dây thần kinh trong phổi làm hẹp và thắt chặt khí quản lại, độ ẩm cũng làm cho không khí tù đọng và làm cho các chất ô nhiễm và chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi, nấm mốc, mạt bụi và khói không thể lưu thông được. Từ đó làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh hen suyễn.

Đọc thêm bài viết: Dinh dưỡng và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Mạt bụi sống trong đồ nội thất, thảm, giường ngủ và những sinh vật này phát triển mạnh ở mức độ ẩm từ 70-80%. Xác chết và chất thải của mạt bụi có thể là tác nhân gây ra các cơn hen. Độ ẩm trên 60% cũng khuyến khích sự phát triển của nấm mốc, và bạn có thể tìm thấy nấm mốc ở những nơi ẩm ướt  như trần phòng tắm, tầng hầm hoặc các không gian chật chội. Nếu bạn bị nhạy cảm với nấm mốc, hãy tránh xa những nơi như vậy.

Làm thế nào để biết bệnh hen của bạn có liên quan với độ ẩm hay không?

Cách để nhận biết độ ẩm có gây ra bệnh hen phế quản hay không, hãy xem các triệu chứng của bạn có xuất hiện khi thời tiết trở nên nóng bức và ngột ngạt hay không. Các triệu chứng phổ biến của hen phế quản gồm: Khó thở, ho, tức ngực, thở khò khè.

Giảm độ ẩm

Mặc dù chúng ta không thể thay đổi thời tiết bên ngoài, nhưng bạn nên giữ độ ẩm trong nhà ở mức dễ chịu từ 30 đến 50%. Dưới đây là một số phương pháp giúp kiểm soát độ ẩm trong nhà:

  • Bật điều hòa không khí và đóng cửa sổ. Vào ban đêm, khi nhiệt độ và độ ẩm giảm xuống, bạn có thể mở cửa sổ để không khí thoáng đãng hơn.
  • Sử dụng máy hút ẩm: các thiết bị này giúp hút độ ẩm dư thừa từ không khí
  • Hãy chắc chắn rằng nhà của bạn được cách nhiệt tốt, điều này không chỉ giúp giữ ấm cho ngôi nhà vào mùa đông mà còn giúp không khí trong nhà mát mẻ hơn vào mùa hè.
  • Bật quạt trong phòng tắm đặc biệt khi bạn đang tắm.
  • Để ngăn ngừa không khí ẩm gây ra các triệu chứng của bệnh hen phế quản:
  • Tránh ra ngoài vào những ngày ẩm ướt, đặc biệt những ngày có chất lượng không khí thấp
  • Nếu bạn phải ở bên ngoài, hãy sử dụng các thuốc dạng hít trước khi bạn ra ngoài
  • Không tập thể dục ngoài trời trong những thời điểm nóng nhất trong ngày.
  • Uống nhiều nước và mặc quần áo rộng, nhẹ khi ra ngoài.

Độ ẩm và hen phế quản - VIAM

Điều trị bệnh hen phế quản

Điều trị bệnh hen phế quản gồm ba phần

  • Tránh các tác nhân khích thích như độ ẩm, nấm mốc, bụi và phấn hoa
  • Dùng thuốc thuốc kiểm soát hen phế quản kéo dài thường xuyên
  • Sử dụng các loại thuốc có tác dụng nhanh

Sử dụng các thuốc hen phế quản có tác dụng kéo dài đều đặn hàng ngày giúp phòng ngừa sự tái phát của các triệu chứng. Một số loại thuốc điều trị hen phế quản có tác dụng kéo dài gồm:

  • Thuốc kháng leukotriene như montelukast (Singulair) và zileuton (Zyflo)
  • Corticosteroid dạng hít như budesonide (Pulmicort Flexhaler, Rhinocort) và fluticasone (flonase, flovent HFA)
  • Thuốc đồng vận beta 2 tác dụng kéo dài như formoterol (Foradil, Performanceist) và salmeterol (Serevent)
  • Thuốc hít kết hợp như budesonide-formoterol (Symbicort) và fluticasone-salmeterol (Advair diskus)

Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cùng một lối sống lành mạnh, tích cực luyện tập phù hợp với thể trạng là chìa khóa giúp bạn cải thiện sức khỏe và tình trạng bệnh của bạn. Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678 để được khám, tư vấn dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành. 

Thuốc cắt cơn tác dụng nhanh và ngắn sẽ giúp cắt cơn khó thở ngay khi những triệu chứng bắt đầu. Những loại thuốc có tác dụng nhanh gồm:

  • Thuốc đồng vận beta 2 hạng ít tác dụng ngắn như albuterol (ProAir HFA, Ventolin HFA) và levalbuterol (Xopenex)
  • Ipratropium (Atrovent)
  • Corticosteroid đường uống 

Mặc dù khó kiểm soát thời tiết, nhưng bạn có thể giảm tiếp xúc với độ ẩm và tránh các triệu chứng hen phế quản trong trường hợp này. Hãy luôn giữ độ ẩm trong nhà từ 30-50%. Khi thời tiết bên ngoài quá ẩm ướt, hãy lựa chọn ở trong nhà, đóng cửa sổ và sử dụng điều hòa không khí.

Nếu bạn vẫn không thể kiểm soát được các triệu chứng của bệnh, ngay cả khi đã dùng các loại thuốc điều trị, bạn nên đi khám để các bác sĩ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất dành cho bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tại sao bạn hay bị cảm cúm vào mùa lạnh?

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

  • 14/01/2025

    Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: Những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe

    Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?

  • 13/01/2025

    THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025

    Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:

  • 13/01/2025

    6 thực phẩm tốt nhất cho người bệnh viêm phổi

    Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.

  • 13/01/2025

    Các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông và cách phòng tránh

    Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.

Xem thêm