Dân gian thường gọi tiểu phế quản là cuống phổi. Hệ thống cuống phổi có nhiệm vụ dẫn không khí từ bên ngoài vào trong từng phần phổi nhỏ (hay gọi là phế nang). Cứ một đoạn các cuống phổi sẽ chia làm đôi và khi chia thành 10 lần như thế sẽ có các phế quản nhỏ gọi là các tiểu phế quản, đường kính chỉ dưới 2mm.
Viêm tiểu phế quản là bệnh rất đặc biệt bởi chỉ gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Trong đó, lứa tuổi hay gặp nhất là từ 3-6 tháng, nhóm 2 là 6-9 tháng, nhóm 3 là 9-12 tháng tuổi.
Bệnh có các triệu chứng lâm sàng như ho, khò khè và khó thở nếu ở mức độ nặng.
Viêm tiểu phế quản là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính dễ xảy ra ở trẻ nhỏ trong 2 năm đầu đời.
Nguyên nhân hàng đầu gây viêm tiểu phế quản là do virus đường hô hấp, phổ biến nhất hiện nay là virus hợp bào hô hấp, viết tắt là RSV (respiratory syncytial virus), chiếm khoảng 50-70% các trường hợp viêm tiểu phế quản và khả năng lây lan của virus RSV rất cao, chỉ sau virus cúm và sởi.
Người ta ước tính một em bé dưới 2 tuổi có khoảng 90 -100% bị viêm tiểu phế quản ít nhất 1 lần trong đời.
Ngoài virus RSV còn có các loại virus đường hô hấp khác chẳng hạn như Rhinovirus là loại virus gây cảm lạnh thông thường cũng có thể gây viêm tiểu phế quản hoặc Adenovirus thường gây trường hợp bệnh nặng, kéo dài và nhiều biến chứng. Thậm chí virus sởi cũng có khả năng gây viêm tiểu phế quản như thường.
Nếu cha mẹ chỉ nghe tiếng ho của con thì không thể đoán được bệnh viêm tiểu phế quản, mà nó sẽ tùy thuộc vào khả năng gây bệnh của virus RSV. Đối với trẻ trên 2 tuổi và người lớn thì chỉ biểu hiện có thể dưới hình thức cảm lạnh thông thường là ho nhẹ vài ngày khỏi mà không cần điều trị đặc biệt.
Nhưng với bé dưới 2 tuổi nhiễm virus RSV này thì 90% sẽ diễn tiến thành viêm tiểu phế quản, tuổi càng nhỏ thì biểu hiện càng nặng.
Đặc biệt với viêm tiểu phế quản, nếu trẻ mắc bệnh này sẽ ho rất nhiều, kiểu ho giống như ho gà, đó là: ho thành cơn dài, trong cơn ho trẻ bị đỏ mặt, thậm chí ngưng thở trong cơn ho và cuối cơn ho sẽ bị ói ra nhiều chất nhớt.
Tuy nhiên, nếu ho gà thường trẻ sẽ ho nhiều tuần, nhiều tháng mới khỏi. Còn bị viêm tiểu phế quản dạng ho gà thường đa phần trong vòng 10 ngày các triệu chứng ho sẽ giảm dần.
Ngoài việc ho, các bé mắc viêm tiểu phế quản rất thường kèm theo triệu chứng khác, ví dụ như khò khè giống như mắc bệnh hen suyễn.
Còn với trường hợp viêm hô hấp trên do cảm lạnh thông thường thì bé sẽ ho ít hay nhiều, thường không kèm triệu chứng khò khè.
Trên nguyên tắc các trường hợp viêm tiểu phế quản do virus thì bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 10-14 ngày, tuy nhiên trong 1 số trường hợp các bé có biểu hiện khó thở, nhịp thở nhanh hơn bình thường hoặc bé thở co lõm lồng ngực thì đây là dấu hiệu bệnh nặng, nhất thiết cha mẹ phải đưa bé tới bệnh viện để được theo dõi và điều trị kịp thời, cũng như phát hiện các biến chứng.
Ngoài ra, ở một vài tình huống cũng cần đưa bé đi cấp cứu ngay khi xuất hiệu các triệu chứng nguy hiểm như: Co giật, ngủ li bì không đánh thức dậy được hoặc tím tái. Với bé dưới 3 tháng tuổi bỏ bú hoàn toàn hoặc bú kém (bú ít hơn 1/2 lượng sữa hàng ngày). Bé trên 3 tháng tuổi bị nôn ói hoặc không uống được bất cứ chất lỏng nào.
Viêm tiểu phế quản là một bệnh do virus đường hô hấp, vì vậy phần lớn là điều trị nâng đỡ (điều trị triệu chứng) ở trẻ. Nếu một em bé được điều trị nâng đỡ đúng mức thì khoảng 70% sẽ khỏi trong vòng 10-14 ngày.
Tuy nhiên, 18% các bé bệnh sẽ kéo dài khoảng 3 tuần lễ, và khoảng 9% sẽ kéo dài 4 tuần lễ, cũng không ít các trường hợp bệnh có thể kéo dài đến vài tháng.
Do đó, điều quan trọng trong vấn đề điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ là cần cho các bé ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Nếu bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức thì vẫn nên cho bú, chứ đừng thấy bé ho, nôn ói nhiều mà ngừng lại; thay vào đó nên chia các cữ bú thành nhiều cữ nhỏ sẽ đảm bảo được sữa hàng ngày cho bé bú.
Với các trẻ lớn hơn, cha mẹ nên cho ăn đồ mềm để dễ nuốt và dễ tiêu hóa hơn.
Vấn đề uống nước là điều rất cần thiết khi bé bị viêm tiểu phế quản. Thực tế khi bé bị viêm tiểu phế quản thì cuống phổi nhỏ sẽ có hiện tượng tắc đờm, và nếu bị thiếu nước thì đờm này sẽ đặc quánh lại và tình trạng tắc đàm sẽ nặng và kéo dài hơn.
Ngoài ra, trong trường hợp có nghi ngờ nhiễm khuẩn thì các bác sĩ sẽ cho sử dụng kháng sinh để điều trị triệu chứng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trẻ ho có đờm - dấu hiệu nhận biết và cách xử lý hiệu quả.
Nếu đau cứng cổ làm bạn phiền lòng, hãy thử những động tác tự tập tại nhà dưới đây đã được chứng minh giúp làm giảm đau cổ nhé.
Trên thực tế, chúng ta thường dành 1/3 cuộc đời để ngủ. Đó là lý do tại sao có cơ sở để cho rằng điều này phần nào hình thành tính cách riêng của mỗi người.
Bạn đang cảm thấy mệt mỏi vì một đặc điểm tính cách cụ thể đang kìm hãm bạn? Tin tốt là bạn thực sự có thể thay đổi nếu bạn thực sự muốn.
TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam chỉ ra 8 lý do khiến bạn thất bại trong việc giảm cân dù đã nỗ lực.
Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam thông báo tuyển học viên khóa Đào tạo "Giảm cân hiệu quả, an toàn và bền vững" với các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành từ 24-27/4/2023:
Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam để biết các tình trạng sức khỏe hay gặp ở trẻ sơ sinh:
Để dự phòng và điều trị các rối loạn mỡ máu thì chế độ ăn uống có một vai trò quyết định. Bạn nên biết 4 bước thay đổi lối sống giúp giảm mỡ máu, chủ động phòng các bệnh tim mạch.
Điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn có thể giúp kiểm soát mức mỡ máu cao trong cơ thể. Bạn sẽ học cách thay đổi chế độ ăn uống và những thực phẩm nên ăn, hạn chế hoặc tránh nếu bạn bị cholesterol cao.