Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao trẻ nhỏ lại kéo hoặc xoa tai?

Em bé của bạn lớn lên từng ngày và phát triển với tốc độ cực nhanh. Trẻ đang học hỏi và làm những điều mới mỗi ngày, bao gồm một số điều mà bạn không muốn trẻ làm. Nhưng nếu con bạn đột ngột kéo, giật hoặc gãi tai, đừng lo lắng. Tìm hiểu lí do trong bài viết dưới đây nhé:

Có một số lý do khiến trẻ đột nhiên thích thú với đôi tai của chúng. Trên thực tế, nếu trẻ đang chạm vào tai của mình nhưng không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác, thì rất có thể là vô hại.

Nguyên nhân khiến trẻ kéo tai

Em bé của bạn vừa phát hiện ra chúng có đôi tai

Trẻ có thể vừa nhận thấy rằng chúng có tai gắn vào đầu. Điều này giống như khi bé nhận ra rằng bé có thể cử động bàn tay và tiếp tục ngọ nguậy các ngón tay trước mặt hoặc vô tình tự đập vào mặt mình.

Vì tai của chúng là một cái gì đó mới và sức nắm của đôi tay ngày càng mạnh, trẻ có thể chạm, kéo hoặc nghịch tai của chúng. Điều này có thể trở thành một thói quen tạm thời. Trẻ sẽ ngừng chạm vào tai ngay khi có thứ khác thu hút sự chú ý của chúng ví dụ như là ngón chân của trẻ.

Em bé của bạn đang tự xoa dịu

Bạn có thể quen với việc con bạn tự làm dịu mình bằng cách ngậm núm vú giả hoặc mút tay. Nhưng trẻ sơ sinh cũng có thể tự xoa dịu bằng những cách khác. Em bé của bạn có thể kéo, cọ xát hoặc chạm vào tai vì cảm giác dễ chịu và giúp bé thư giãn.

Nếu con bạn đang nghịch tai để tự xoa dịu bản thân, bạn có thể sẽ nhận thấy rằng chúng làm điều đó nhiều hơn ngay trước khi ngủ hoặc giữa các lần bú. Khi con bạn lớn lên, chúng sẽ không cần phải tự xoa dịu theo cách này và sẽ tự dừng lại.

Bé bị ngứa da

Trẻ có thể chỉ gãi ngứa khi chúng kéo hoặc dụi vào tai. Trẻ sơ sinh có thể bị khô da vì nhiều lý do, giống như người lớn. Một số nguyên nhân khiến da khô, ngứa nhẹ và tự khỏi.

Làn da mỏng manh xung quanh tai và đầu của bé cũng có thể bị khô. Đôi khi trẻ có thể bị khô hoặc ngứa da do những nguyên nhân sau:

  • nóng
  • không khí khô
  • điều hòa nhiệt độ
  • thay đổi nhiệt độ
  • rửa hoặc tắm quá nhiều
  • một số loại xà phòng hoặc chất tẩy rửa
  • bột giặt
  • một số loại vải quần áo
  • quá nhiều mồ hôi

Hãy cho bác sĩ biết nếu em bé của bạn bị phát ban nghiêm trọng hoặc da tiếp tục bị khô, bong tróc hoặc bất kỳ loại phát ban nào. Bệnh chàm thường gặp ở trẻ sơ sinh. Gần 65% trẻ sơ sinh và trẻ em bị viêm da dị ứng, loại bệnh chàm phổ biến nhất, có các triệu chứng của tình trạng da này trước khi chúng được 1 tuổi.

Các triệu chứng bệnh chàm ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • các mảng da khô, có vảy
  • đỏ
  • sưng da
  • nổi nốt nhỏ trên da
  • mảng da dày hoặc cứng
  • đóng vảy hoặc có mủ trên da
  • da nhạy cảm
  • cáu kỉnh và khóc
  • khó ngủ hoặc khó bú

Trẻ bị viêm tai

Trẻ có thể đang kéo hoặc chạm vào tai của mình vì chúng bị đau do viêm tai. Viêm tai thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi. Và các em bé có thể mắc phải tình trạng này nhiều lần.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị viêm tai nhiều hơn do ống tai của chúng nằm ở sâu trong tai. Chúng có nhiều ống tai ngang hơn, trong khi trẻ lớn hơn và người lớn có ống tai dọc. Chất lỏng không thoát ra khỏi ống tai ngang của trẻ được sẽ đọng lại gây viêm nhiễm.

Nếu trẻ có dấu hiệu sờ hoặc gãi tai, hãy tìm các dấu hiệu và triệu chứng khác của đau tai, bao gồm:

  • khóc
  • cáu gắt
  • không muốn ăn
  • khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc
  • sốt
  • nôn mửa
  • sổ mũi
  • các triệu chứng dị ứng
  • các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm khác
  • vừa bị cảm lạnh hoặc cúm

Trẻ đang mọc răng hoặc bị đau

Đau khi mọc răng có thể giống như viêm tai ở trẻ sơ sinh. Điều này là do các dây thần kinh xung quanh răng và miệng đi đến tai. Một điểm khác biệt là viêm tai thường xảy ra trong hoặc ngay sau khi bé bị cảm lạnh hoặc cúm và có thể kèm theo sốt.

Trẻ có thể kéo tai vì chúng thực sự rất, rất khó chịu. Nếu em bé của bạn bị cảm lạnh hoặc bị hăm ở mông, chúng có thể kéo tai vì bực bội. Khi điều này xảy ra, trẻ cũng sẽ có những dấu hiệu đau đớn khác, như:

  • khóc
  • la hét
  • cáu đỏ mặt
  • nổi mẩn da
  • chảy nhiều nước dãi hơn bình thường
  • đưa tay hoặc đồ chơi vào miệng
  • chạm vào miệng
  • sổ mũi
  • sốt
  • phát ban da

Trẻ kéo, xoa tai cần xử lý thế nào?

Trong một số trường hợp, bạn có thể cần điều trị y tế để giúp làm dịu nguyên nhân khiến trẻ kéo tai. Nếu trẻ xoa hoặc kéo tai chỉ vì hoặc gãi tai quá nặng đến mức da của chúng trở nên thô ráp hoặc thậm chí chảy máu, hãy cố gắng giúp ngăn chặn nỗi ám ảnh về tai. Cho trẻ đeo bao tay để làm giảm tình trạng kéo tai.

Bạn cũng có thể đánh lạc hướng bé bằng cách cho bé làm những việc khác bằng tay, như chơi với thứ gì đó nhiều màu sắc và ồn ào. Cho con bạn cảm nhận những kết cấu mới như một món đồ chơi bằng cao su cũng rất tốt cho sự phát triển của trẻ và có thể giúp chúng quên đi đôi tai một chút.

Làm dịu cơn đau khi mọc răng của trẻ bằng núm vú giả lạnh. Ngoài ra, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau cho trẻ. Hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa nếu con bạn kéo tai và bị cảm lạnh hoặc cúm gần đây, hoặc nếu chúng có bất kỳ triệu chứng nào khác.

Viêm tai ở trẻ có thể do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Nếu không được điều trị có thể làm hỏng thính giác. Con bạn có thể cần một đợt kháng sinh hoặc các biện pháp điều trị viêm tai khác.

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Khi nói đến trẻ sơ sinh và tai của chúng (hoặc bất kỳ bộ phận cơ thể nào khác), tốt nhất là bạn nên cho bác sĩ nhi khoa biết nếu trẻ có biểu hiện gì đó bất thường. Nếu bé kéo tai và có bất kỳ triệu chứng nào khác, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ càng sớm càng tốt.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ốc tai điện tử và những điều cần biết

Hồng Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Nhận biết và xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

Xem thêm