Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dùng đúng thuốc, ăn đúng cách và sinh hoạt đúng chuẩn khi bị viêm mũi dị ứng

Mùa đông - một mùa phiền toái với người bệnh viêm mũi dị ứng sắp đổ bộ. Bạn cần trang bị những gì để vượt qua cửa ải này?

Cuộc chiến không hồi kết với viêm mũi dị ứng

Nếu người bệnh cơ xương khớp được ví như “cỗ máy” dự báo thời tiết, thì với người viêm mũi dị ứng cũng không kém cạnh, khi tình trạng nhảy mũi, ngứa mũi diễn ra liên tục, báo hiệu một mùa mới lại đến.

BS.CK2 Vũ Hải Long - Trưởng khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Nhân dân 115 dẫn chứng, câu nói “lai nhai như tai mũi họng” thường để chỉ những căn bệnh như viêm mũi dị ứng dai dẳng, thường xuyên tái phát. Người bệnh viêm mũi dị ứng rất nhạy cảm với thời tiết. Khi giao mùa, nhiệt độ - độ ẩm thay đổi cùng với nồng độ phấn hoa, nấm mốc sản sinh nhanh chóng là tác nhân gây kích thích, bùng phát các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Tình trạng này quấy nhiễu cuộc sống và sức khỏe của người bệnh liên tục. Nghiên cứu đã chỉ ra, triệu chứng viêm mũi dị ứng gây phiền toái cho 93% bệnh nhân vào ban ngày và 47% bệnh nhân vào ban đêm. Và có đến 91,8% người bệnh viêm mũi dị ứng bị ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, không chỉ gây thay đổi về khí sắc, giấc ngủ, mà còn tác động đến sự tập trung, khả năng làm việc, học tập.

Viêm mũi dị ứng là phản ứng dị ứng của mũi với chất dị ứng.

(Ảnh minh họa)

Chuyên gia nhìn nhận, khó khăn lớn nhất trong điều trị viêm mũi dị ứng chính là sự chủ quan trong nhận thức về căn bệnh, nhìn nhận các triệu chứng chưa đầy đủ, sử dụng thuốc chưa hợp lý và việc giáo dục phòng ngừa chưa tốt.

Thực tế, trong quá trình thăm khám BS.CK2 Vũ Hải Long ghi nhận, nhiều bệnh nhân có triệu chứng của viêm mũi dị ứng như thường xuyên hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi và ngứa lên mặt, mắt nhưng nhầm lẫn với cảm. Sau khi uống thuốc trong thời gian dài không cải thiện, đi khám mới phát hiện viêm mũi dị ứng.

BS.CK2 Vũ Hải Long lưu ý: “Viêm mũi dị ứng khác với cảm cúm, cảm lạnh ở điểm không gây sốt, đau nhức mình và thời gian gặp các triệu chứng có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, thậm chí là diễn ra dai dẳng quanh năm. Điều này khác với cảm lạnh, cảm cúm, thường chỉ kéo dài từ 7-10 ngày là có thể khỏi bệnh”.

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng ảnh hưởng đến công việc, học tập.

(Ảnh minh họa)

Lựa chọn thuốc điều trị viêm mũi dị ứng

Chuyên gia khuyến cáo, giải pháp cần thiết để điều trị viêm mũi dị ứng là hạn chế sự tiếp xúc của dị nguyên với người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này rất khó để đáp ứng, vì nhiều bệnh nhân không biết họ thực sự dị ứng với yếu tố nào. Vì vậy, đa phần các phương pháp điều trị hiện nay là nội khoa, với các thuốc như các thuốc kháng histamin, corticoid xịt mũi, cromones tại chỗ, thuốc thông mũi co mạch, kháng cholinergic, kháng leukotriene.

Trong đó, thuốc kháng histamin đường uống thế hệ 2, điển hình như Fexofenadin trở thành lựa chọn đầu tay của các bác sĩ cho tất cả các dạng viêm mũi dị ứng từ nhẹ đến trung bình, nhờ hiệu quả “dập tắt” tất cả các triệu chứng khó chịu của căn bệnh này mà lại không gây ra tác dụng phụ buồn ngủ, khô miệng, chóng mặt, buồn nôn như thế hệ cũ.

BS.CK2 Vũ Hải Long nhấn mạnh, việc lựa chọn một loại thuốc để sử dụng là rất quan trọng bởi phải đảm bảo thuốc trị đúng bệnh, dễ tuân thủ điều trị (chẳng hạn như thuốc sử dụng ít lần trong ngày sẽ rất lý tưởng để bệnh nhân tránh quên thuốc). Đồng thời đem lại hiệu quả, giải quyết được các triệu chứng và an toàn, ít tác dụng phụ. Điều quan trọng nhất chính là chất lượng của thuốc và đảm bảo về mặt kinh tế, bởi viêm mũi dị ứng dai dẳng, cần điều trị lâu dài cho người bệnh.

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cho người bị viêm mũi dị ứng

Đeo khẩu trang thường xuyên nếu bạn ra ngoài hoặc làm trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi.

(Ảnh minh họa)

Đối với viêm mũi dị ứng, việc cải thiện môi trường sống rất quan trọng, giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu. BS.CK2 Vũ Hải Long chia sẻ một số lưu ý bệnh nhân cần nhớ:

  • Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn mền, bao gối, màn cửa mỗi tuần và phơi dưới ánh sáng mặt trời. Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải.
  • Hút bụi thường xuyên.
  • Không nên nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà. Nếu trẻ bị dị ứng nhiều, hạn chế cho trẻ chơi thú nhồi bông.
  • Thường xuyên vệ sinh điều hòa để không tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Nhiệt độ trong phòng điều hòa và ngoài trời không nên chênh nhau quá 3oC.
  • Không để không khí quá khô. Nên sử dụng thiết bị lọc không khí trong nhà.

Về chế độ sinh hoạt

  • Không hút thuốc lá, rèn luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, tránh béo phì, tinh thần thoải mái, tránh stress…
  • Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, nhất là ở những người có cơ địa dị ứng, cần giữ ấm cơ thể như mặc đủ ấm, quàng khăn, đi tất (vớ).
  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hằng ngày.
  • Tránh những chất kích thích gây dị ứng không đặc hiệu như khói thuốc, khói xe, nước hoa, hương liệu hay những chất nặng mùi khác càng nhiều càng tốt.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, trong môi trường độc hại.
  • Tắm rửa mỗi ngày để làm sạch các chất gây dị ứng từ tóc và da.

Về chế độ dinh dưỡng

  • Ăn nhiều thực phẩm chứa Vitamin C như rau củ quả tươi
  • Tăng cường các loại rau thơm có chứa tinh dầu như bạc hà, tía tô, rau mùi…
  • Tránh các thực phẩm lạnh, béo, tanh, các thực phẩm có tiền căn gây dị ứng trên bệnh nhân.

Cuối cùng, chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân có thể trang bị sẵn nhóm thuốc kháng histamin thế hệ mới như Fexofenadin (Telfor) tại nhà với các trường hợp viêm mũi dị ứng mức độ nhẹ. Với các trường hợp viêm mũi dị ứng nặng, cần có sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bỏ túi bí quyết ngừa bệnh viêm mũi dị ứng khi thu tới, đông về.

Theo alobacsi
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm