Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 mẹo đơn giản “cấp cứu” móng tay bị gãy ngay tại nhà

5 mẹo dưới đây sẽ giúp bạn đánh bay những phiền muộn khi chẳng may làm hỏng bộ móng xinh đẹp của mình.

Móng tay bị gãy cũng nên được chăm sóc một cách cẩn thận và kỹ càng giống như việc bị một vết cắt trên da. Trước tiên bạn nên đảm bảo đã sát trùng vết thương, sau đó, bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để cấp cứu móng tay gãy của mình. 

1. Sát trùng vết móng tay gãy

Ngay cả khi vết gãy móng tay của bạn không quá sâu hoặc không bị chảy máu thì bạn vẫn cần phải làm sạch và khử trùng khu vực đó một cách cẩn thận bằng bông tẩm cồn, nước oxy già hoặc kem sát trùng. 

Điều này sẽ giúp cho vết móng tay gãy không bị nhiễm trùng, đồng thời loại bỏ dầu thừa trên móng. Vì nếu bạn định sơn lại màu cho móng tay thì lớp dầu này có thể sẽ làm cho lớp sơn không khô lại được. 

2. Sử dụng túi trà lọc 

Sử dụng túi trà lọc là một cách giúp chữa lành móng tay bị gãy một cách nhanh chóng và cực kỳ đơn giản. Với túi trà đã qua sử dụng, sau khi loại bỏ hết phần bã trà, hãy rửa sạch và cắt một phần vỏ túi sau cho vừa mới phần móng tay bị gãy của bạn. Sử dụng keo và đắp phần vỏ túi trà lên khu vực móng bị gãy hoặc bọc quanh cả ngón tay để bảo vệ vết thương. Ngoài ra, bạn cũng có thể sơn lên túi trà bằng sơn móng tay để “ngụy trang” vết gãy.

3. Dùng sản phẩm đắp bột móng

Nếu bạn đã quen với việc tự đắp bột cho móng tay và có sẵn nguyên liệu tại nhà thì đây cũng là cách để khắc phục nhanh chóng tình trạng móng tay bị gãy. Thoa keo lên móng tay bị gãy và nhúng móng vào bột, sau đó sơn lên một lớp keo khác để cố định. Đợi móng tay khô và đánh bóng là bạn đã có ngay một chiếc móng tay như mới và không để lộ vết bị gãy. 

4. Dưỡng ẩm cho móng

Dưỡng ẩm là điều cần thiết giúp móng luôn chắc khoẻ. Để giữ cho móng có độ bóng tự nhiên và không bị khô, bạn có thể sử dụng kem dưỡng da tay hoặc thậm chí là kem dưỡng da mặt hay body và thoa lên móng hai lần một ngày, vào buổi sáng và tối. 

Việc nuôi dưỡng và chăm sóc móng cũng sẽ giúp móng tay được cứng hơn, hạn chế tình trạng gãy, giòn. Sau khi sử dụng các loại như gel, acrylic hay thậm chí là sơn móng tay thông thường thì bạn nên để móng tay nghỉ ngơi ít nhất một tháng giữa những lần dùng hoá chất. 

5. Dũa móng

Móng tay bị gãy cũng có thể báo hiệu rằng đã đến lúc bạn phải cắt chúng. Hãy giữ móng tay ngắn, không nên nuôi quá dài vì móng tay ngắn ít bị gãy hơn. Ngoài ra, hãy đầu tư vào một số dụng cụ chăm sóc móng chuyên dụng như một chiếc dũa móng bằng thuỷ tinh, vì chúng sẽ không gây ra các vết xước trên móng như những chiếc dũa nhám thông thường. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 cách đơn giản để có bộ móng tay khỏe đẹp.

Mai Linh - Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Xem thêm