Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm tai giữa ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm tai ở trẻ. Viêm tai mặc dù phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng rất dễ tiến triển thành nguy hiểm.

Nếu bạn đang tự hỏi khi nào nên lo lắng về tình trạng viêm tai của trẻ, các dấu hiệu phổ biến của tình trạng viêm tai và thậm chí liệu việc sử dụng núm vú giả có thể khiến con bạn dễ bị viêm tai hơn hay không, thì đây là bài viết dành cho bạn.

 

Viêm tai là gì?

Viêm tai là tình trạng do vi khuẩn hoặc virus gây ra khi chất lỏng tích tụ sau màng nhĩ. Có ba loại viêm tai giữa chính:

  • Viêm tai giữa cấp tính: Đây là loại viêm tai phổ biến nhất. Các bộ phận của tai giữa bị nhiễm trùng và sưng lên, và một lượng chất lỏng bị mắc kẹt sau màng nhĩ.
  • Viêm tai giữa có tràn dịch: xảy ra khi tình trạng viêm tai đã hết, nhưng chất lỏng vẫn còn sau màng nhĩ.
  • Viêm tai giữa mãn tính có tràn dịch: xảy ra khi chất lỏng tồn đọng trong tai giữa trong một thời gian dài hoặc tiếp tục trở lại ngay cả khi không bị nhiễm trùng.

 

Khi nào bệnh viêm tai ở trẻ sơ sinh nghiêm trọng?

Mặc dù không phổ biến nhưng một số tình trạng viêm tai có thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, như:

  • Mất thính giác
  • Xuất hiện u nang trong tai giữa
  • Tổn thương xương và mô của tai
  • Liệt mặt

Để giúp ngăn ngừa những biến chứng này, bạn có thể đến gặp bác sĩ nếu cơn đau tai của trẻ kéo dài hoặc các triệu chứng nhất định phát triển.

 

Khi nào nên cho con đi khám bác sĩ?

Liên hệ với bác sĩ nhi khoa nếu con bạn:

  • Khóc không ngừng
  • Đang uống kháng sinh và sau 2 ngày vẫn bị sốt
  • Cơn đau tai có vẻ tồi tệ hơn hoặc đau liên tục
  • Vẫn còn đau tai sau 3 ngày dùng kháng sinh
  • Bị chảy dịch tai tương tự hoặc nặng hơn sau 3 ngày dùng kháng sinh
 

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm tai ở trẻ sơ sinh là gì?

Nếu con bạn chưa đủ lớn để nói với bạn rằng tai của chúng bị đau, bạn nên để ý đến các triệu chứng sau ở trẻ:

  • Khóc hoặc quấy khóc
  • Khó ngủ
  • Sốt
  • Dịch chảy ra từ tai
  • Khó nghe âm thanh nhỏ

 

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm tai ở trẻ sơ sinh?

Viêm tai thường là kết quả của vi khuẩn phát triển khi chất lỏng tích tụ phía sau màng nhĩ. Virus cũng có thể gây viêm tai.

Viêm tai thường bắt đầu khi trẻ bị cảm lạnh, ho hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Cùng một loại virus gây ra những căn bệnh này có thể gây ra viêm tai. Viêm tai do vi khuẩn cũng có thể phát triển khi bị cảm lạnh hoặc ho.

 

Làm thế nào để chẩn đoán viêm tai ở trẻ sơ sinh?

Bác sĩ nhi khoa của con bạn có thể chẩn đoán viêm tai. Để chẩn đoán, họ sẽ sử dụng đèn soi tai để tìm dịch trong tai giữa và theo dõi áp lực. Bác sĩ nhi cũng sẽ sử dụng kính soi tai để xem màu sắc và vị trí của màng nhĩ.

 

Bạn có thể ngăn ngừa viêm tai ở trẻ sơ sinh không?

Điều tốt nhất bạn có thể làm để ngăn ngừa viêm tai cho con mình là giảm nguy cơ bị viêm tai ngay từ đầu bằng cách thực hiện những việc như:

  • Tiêm phòng cho trẻ chống lại bệnh cúm và bệnh phế cầu khuẩn
  • Rửa tay thường xuyên
  • Tránh những khu vực có khói thuốc lá
  • Hạn chế con bạn tiếp xúc với những đứa trẻ khác hoặc người lớn bị bệnh
  • Không bao giờ đặt trẻ nằm xuống khi đang ngậm bình sữa trong miệng

 

Các yếu tố nguy cơ gây viêm tai ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ bị viêm tai cao hơn do ống tai ngắn hơn. Ngoài ra, trẻ em mắc hội chứng Down có nhiều khả năng bị viêm tai do cấu trúc khuôn mặt của chúng.

Các yếu tố nguy cơ khác của tình trạng viêm tai ở trẻ nhỏ bao gồm:

  • Bị dị ứng
  • Không được bú sữa mẹ
  • Trẻ được gửi ở các trung tâm chăm sóc ban ngày
  • Tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Bị hở hàm ếch

 

Tiên lượng cho trẻ sơ sinh bị viêm tai là gì?

Viêm tai là tình trạng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Nghiên cứu ước tính rằng 5 trong số 6 trẻ em sẽ bị ít nhất một lần viêm tai khi chúng được 3 tuổi.

Nếu không bị sốt cao và đau nhiều, bác sĩ có thể khuyên bạn nên đợi một vài ngày để xem tình trạng có cải thiện hay không trước khi kê đơn thuốc kháng sinh.

Khi được kê đơn thuốc kháng sinh, thường trẻ sẽ được dùng trong 5 đến 10 ngày. Tuy nhiên, trẻ có thể cảm thấy giảm đau ngay từ ngày đầu tiên dùng thuốc. Điều quan trọng là phải uống toàn bộ số lượng được chỉ định, ngay cả khi con bạn bắt đầu cảm thấy tốt hơn. Sau khi dùng thuốc kháng sinh, trẻ vẫn cần tái khám đúng hẹn vì dịch lỏng có thể vẫn còn trong vài tuần nhưng trẻ sẽ không bị viêm tai nữa.

Một số trẻ bị viêm tai thường xuyên hơn những trẻ khác. Nếu một đứa trẻ thường xuyên bị viêm tai hoặc khó nghe do có dịch trong tai giữa, bác sĩ có thể đưa ra giải pháp về việc phẫu thuật đặt ống vào tai của trẻ. Ống có thể giúp dẫn lưu chất lỏng và bình thường hóa áp lực ở cả hai bên màng nhĩ.

 

Các câu hỏi thường gặp

Sử dụng ti giả có làm tăng nguy cơ viêm tai không?

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ viêm tai có thể lên đến ba lần. Ngoài ra, trẻ em sử dụng ti giả liên tục có thể có nhiều nguy cơ bị viêm tai hơn những trẻ chỉ thỉnh thoảng sử dụng. Tuy nhiên, sử dụng ti giả là một lựa chọn cá nhân. Trong một số trường hợp, nên sử dụng ti giả để trấn an trẻ. Trong trường hợp con của bạn thường xuyên bị viêm tai, cân nhắc trao đổi với bác sĩ về vấn đề này.

Nằm nghiêng khi cho con bú có làm tăng nguy cơ viêm tai không?

Ít nhất một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tư thế của trẻ sơ sinh trong khi bú không liên quan đến tình trạng viêm tai. Điều này có thể là do sữa mẹ nói chung ít gây kích ứng hơn sữa công thức và trẻ bú sữa mẹ ít bị dị ứng và viêm đường hô hấp hơn.

Nước tắm hoặc nước hồ bơi có thể gây viêm tai không?

Nước tắm thường không thể lọt qua màng nhĩ để đến tai giữa. Khi bơi lội, nước thể tồn tại một khoảng thời gian khá lâu trong ống tai ngoài và gây ra các triệu chứng giống như viêm tai giữa, nhưng thực ra đây là 2 tình trạng hoàn toàn khác nhau. Hãy lau thật khô tai sau khi bơi hoặc tắm có thể giúp làm giảm nguy cơ viêm tai.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ốc tai điện tử và những điều cần biết

Viện Y học ứng dụng Việt Nam -
Bình luận
Tin mới
  • 27/09/2023

    Ngồi quá nhiều mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ

    Việc ngồi quá nhiều không chỉ ảnh hưởng tới xương khớp của cơ thể mà còn có thể ảnh hưởng tới trí nhớ của bạn.

  • 27/09/2023

    Nguyên nhân gây sưng phù và cách xử lý

    Phù nề hay sưng phù có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng những người có nguy cơ cao nhất bao gồm phụ nữ mang thai và người lớn tuổi. May mắn thay, việc điều trị có thể đơn giản như thay đổi lối sống hoặc thay đổi thuốc của bạn.

  • 26/09/2023

    Những thói quen đơn giản giúp giảm nguy cơ mắc trầm cảm

    Lựa chọn một lối sống lành mạnh có tác động lớn trong việc ngăn ngừa bệnh trầm cảm.

  • 26/09/2023

    Một vài điều cần biết về chế độ ăn chay

    Ăn chay thường được hiểu là ăn những thức ăn có nguồn gốc từ thực vật như các loại hạt, rau, đậu, quả, nấm... không sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Với mỗi tôn giáo lại có những quan niệm ăn chay khác nhau

  • 26/09/2023

    Top 5 dưỡng chất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

    Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh đang trở thành căn bệnh ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Để đảm bảo quá trình điều trị và phục hồi hiệu quả, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là một số nhóm dưỡng chất mà người bệnh nên ăn.

  • 26/09/2023

    Mẹo làm đẹp duy trì làn da trẻ trung

    Để "trẻ mãi không già", ngoài sức khỏe thể chất, bạn hãy lưu ý chăm sóc làn da. Một số mẹo làm đẹp dưới đây giúp bạn sở hữu làn da căng mọng, trẻ trung.

  • 26/09/2023

    Chế độ ăn giúp phòng, chống bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

    Gan nhiễm mỡ không do rượu là nguyên nhân gây ra bệnh gan mạn tính phổ biến nhưng lại chưa có phác đồ điều trị cụ thể. Nghiên cứu mới đây chỉ ra cách xây dựng chế độ ăn lành mạnh để phòng ngừa và khắc phục căn bệnh này.

  • 26/09/2023

    Cần chuẩn bị gì trước khi nội soi?

    Một trong những phần quan trọng nhất của quá trình nội soi là quá trình chuẩn bị. Không chuẩn bị tốt có thể gây khó nhìn cho các bác sĩ, dẫn đến bỏ sót polyp, thủ thuật kéo dài hơn hoặc thậm chí phải nội soi lại. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những việc cần chuẩn bị trước khi nội soi.

Xem thêm