Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều gì xảy ra khi phi hành gia bị ốm trong không gian?

Một tai nạn nhỏ ở trái đất cũng là một vấn đề y tế nghiêm trọng khi đang trôi nổi giữa vũ trụ.

Điều gì xảy ra khi phi hành gia bị ốm trong không gian?

Trong trường hợp khẩn cấp, các sĩ không thể có mặt tại Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) nhưng ngay cả khi có thể, các quy trình vốn đơn giản ở Trái đất như tiêm, lấy mẫu máu hay rửa vết thương cũng trở nên rất khó khăn.

Hãy thử xem xét trường hợp bị đau tim. Ngay cả những phi hành gia mạnh khỏe nhất cũng có thể bị đau tim do môi trường của không gian rất khắc nghiệt với con người. Lúc đó, hành động hồi sức tim phổi CPR mà chúng ta vẫn sử dụng trên trái đất cũng không thể thực hiện được bởi thiếu một trong những điều quan trọng nhất: trọng lực. Cố gắng tạo áp lực ở lồng ngực khi cơ thể đang trôi nổi giữa không trung sẽ chỉ khiến 2 người bị đẩy ra xa nhau.

"Những tình huống cấp cứu khẩn cấp với phi hành gia thường là tình huống sống còn với cả nạn nhân lẫn phi hành đoàn vì có thể ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của cả nhóm. Chắc chắn là họ không thể có sự trợ giúp từ bên ngoài. Một trong những tình huống nguy hiểm nhất chính là đau tim và cần hồi lại chức năng của tim phổi" - Tiến sĩ Jochen Hinkelbein, nhà vật lý cấp cao thuộc Bệnh viện Đại học Cologne (Đức), phát biểu.

Các tình huống khẩn cấp trong không gian

Sau hơn 50 năm lịch sử bay vào vũ trụ, các nhà khoa học đã xác định được một số nguy cơ tiềm ẩn với cơ thể con người khi bước vào môi trường không trọng lực.

Say chuyển động không gian (space motion sickness - SMS) thường xảy ra trong 48 giờ đầu tiên, khiến người bệnh mất cảm giác ăn ngon, chóng mặt, buồn nôn.

Sau khoảng 6 tháng ở trên trạm vũ trụ, các phi hành gia bắt đầu bị loãng xương và teo cơ. Ngoài ra, họ có thể bị thiếu máu, suy giảm hệ thống miễn dịch và hoạt động của hệ tim mạch được tái cấu trúc do tình trạng trôi nổi của cơ thể khiến tim không phải hoạt động nhiều để bơm máu. Phi hành gia Scott Kelly và một số đồng nghiệp ở độ tuổi 40, 50 còn chia sẻ về tình trạng thay đổi thị lực. Một số người phải dùng kính trong các chuyến bay. 

"Bạn có thể bị mất khoảng 1% mật độ xương mỗi tháng, đây là tình trạng điển hình mà các phi hành gia thường mắc phải. Không phải thường xuyên giẫm chân xuống đất khiến mật độ xương của bạn giảm. Trong tương lai, nếu muốn đưa con người lên sao Hỏa, đây là điều mà chúng ta phải vượt qua. Nếu con người ở trong không gian 10 đến 20 năm, theo tiến hóa, có lẽ chúng ta sẽ mất đi bộ xương vì không còn dùng đến chúng. Con người sẽ chỉ còn là một khối thịt khổng lồ mà thôi" - phi hành gia Mark Kelly phát biểu.

Những quy trình y tế phức tạp vẫn chưa thể thực hiện bên trong các con tàu vũ trụ hay trạm không gian. Tuy nhiên, vẫn có những tình huống trên trái đất giúp các nhà khoa học xem xét và cân nhắc cho nhiệm vụ trên vũ trụ. Đó chính là hoạt động hỗ trợ y tế cho con người tại hai cực, dưới biển sâu hay trên những ngọn núi nguy hiểm và cao nhất thế giới.

Dieu gi xay ra khi phi hanh gia bi om trong khong gian? hinh anh 1
Phi hành gia Scott Kelly trong chuyến hành trình 1 năm trên trạm vũ trụ quốc tế. Ảnh: Scott Kelly/NASA.

Từ Nam cực tới sao Hỏa

Từng thực hiện 5 chuyến du hành vũ trụ cho NASA, chinh phục đỉnh Everest và giám sát hoạt động chăm sóc sức khỏe cho Chương trình Nam cực của Quỹ khoa học Quốc gia Mỹ, Tiến sĩ Parazynski cho biết cung cấp hỗ trợ y tế ở Nam cực là một trong những công việc đầy thách thức. Tới 8 tháng trên mỗi năm, hoạt động cấp cứu ở đây là điều không thể. 

Các cư dân ở Nam cực sẽ sử dụng kháng sinh cho những bệnh như viêm ruột thừa và chỉ gọi cấp cứu khi dược phẩm không thể phát huy tác dụng. Đây là lúc "y tế từ xa" - chẩn đoán và chữa trị cho bệnh nhân từ xa thông qua công nghệ truyền thông - được viện tới.

"Chúng tôi phải làm rất nhiều việc ở Trạm Nam cực vì không có bác sĩ chuyên khoa. Chúng tôi có thể được một chuyên gia lâm sàng tư vấn và thực hiện siêu âm tim. Qua video được truyền trực tiếp ở trạm, họ có thể nhận được hướng dẫn điều chỉnh máy dò để có được hình ảnh cần thiết đảm bảo tim hoạt động như ý muốn" - Tiến sĩ Parazynski chia sẻ.

Tiến sĩ Parazynski là một trong những người hỗ trợ mạnh mẽ cho y tế từ xa và hướng dẫn từ xa, đặc biệt dạy cách gây mê, cung cấp một số chẩn đoán chuyên khoa và tiến hành chữa bệnh.

"Một ngày nào đó, những kỹ thuật này sẽ giúp chúng ta khi chúng ta trở lại mặt trăng hay lên sao Hỏa" - Tiến sĩ Parazynski phát biểu.

Nhưng ở trên sao Hỏa, độ trễ của truyền thông lên tới 20 phút khiến cho y tế từ xa gần như là điều không thể. Tiến sĩ Parazynski cho biết, sử dụng đường truyền quang học hoặc gửi tin nhắn theo xung ánh sáng có thể làm tăng tốc độ truyền tin.

Dieu gi xay ra khi phi hanh gia bi om trong khong gian? hinh anh 2
Scott Parazynski từng có 7 lần bay vào vũ trụ. Ảnh: NASA.

Tương lai của y học trong không gian

Tiến sĩ Matthieu Komorowski, chuyên gia gây mê thuộc Bệnh viện Charing Cross (London, Anh), cho biết nhìn vào cách các hoạt động y tế khẩn cấp được thực hiện ở các môi trường khắc nghiệt có thể giúp chúng ta xác định thiết bị y tế cần thiết nhất, yêu cầu cần có của người chịu trách nhiệm về y tế trên vũ trụ và thậm chí là các loại điều kiện chúng ta phải đương đầu.

Với một nhiệm vụ dài ngày trong vũ trụ, rủi ro có thể xảy ra với bất kỳ ai, ngay cả với những ứng viên khỏe mạnh nhất được lựa chọn làm phi hành gia. Bức xạ sẽ là một trong những vấn đề khó khăn nhất cần phải vượt qua. 

"Những chấn thương bị mất máu cũng là vấn đề đáng lo ngại bởi nếu cần phải truyền máu thì không có ngân hàng máu nào trên sao Hỏa. Việc thiếu các sản phẩm máu cần thiết có thể dẫn đến việc truyền máu tươi - một thủ tục y tế thường được áp dụng trong quân đội. Trong trường hợp này, độ tương thích về máu có thể sẽ trở thành yếu tố chọn lựa quan trọng với các phi hành gia thực hiện nhiệm vụ trên sao Hỏa" - TS Komorowski phát biểu.

Chuyên gia này khẳng định với nhiệm vụ trên sao Hỏa, những kỹ năng y tế cơ bản cần được đào tạo cho cả phi hành đoàn.

"Thử tưởng tượng nếu như phi hành gia chịu trách nhiệm về y tế lại là người gặp nạn thì sao" - tiến sĩ Komorowski bộc bạch.

"Một "siêu bác sĩ phẫu thuật" - người có thể thực hiện rất nhiều thủ thuật và ca mổ chuyên khoa khác nhau - sẽ rất có ích trên không gian nhưng lại gần như không thể bởi lẽ không chỉ là một bác sĩ giỏi, trước tiên, người đó cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn của một phi hành gia.

Tiến sĩ Komorowski cho biết các công cụ trí tuệ nhân tạo - chẳng hạn hệ thống hỗ trợ ra quyết định - có thể giúp phi hành đoàn chẩn đoán và điều trị một số tình trạng y tế. Parazynski bổ sung khả năng sử dụng robot phẫu thuật từ xa và thực hiện các thủ thuật can thiệp. Tuy nhiên, vấn đề không trọng lực cần phải được xem xét kỹ càng.

Phẫu thuật trong không gian sẽ rất khó khăn. Máu sẽ không tụ lại chỗ vết mổ và bạn phải kiểm soát việc mất máu cũng như khả năng nhiễm trùng vết thương. Không khí trong tàu vũ trụ đầy nang tóc và da chết trôi nổi xung quanh. Giữ cho vết thương sạch sẽ thực sự là một thách thức.

Ngay cả những thủ thuật đơn giản như lấy máu hoặc tiêm IV cũng rất khó khăn. Từng làm nhiệm vụ y tế trên tàu không gian, Parazynski cho biết ông đã thực hiện rất nhiều lần lấy máu. Để làm được ông phải dính chặt tất cả thiết bị - băng y tế, gạc, khăn lau và một số thiết bị khác - lên trên tường bằng băng dính. Máy đo huyết áp phải quấn quanh túi truyền dịch để tạo giọt.

Không giống như trên xe cứu thương hay trong phòng mổ, các thiết bị y tế trên tàu vũ trụ được cất ở rất nhiều ngăn và khu vực khác nhau. Parazynski khẳng định cần phải có những cải tiến về thiết kế trong tương lai.

Tính ổn định của thuốc trong không gian cũng giảm sút, do đó, nó cần được đóng gói đặc biệt để lưu trữ được lâu hơn. Các phi hành gia cũng phải học cách tạo dịch truyền tĩnh mạch vì việc lưu trữ thứ chất lỏng này có thể chiếm dụng nhiều không gian. Một chiếc máy in 3D - như bản mẫu đang được sử dụng tại trạm không gian - có thể được dùng trong việc tạo ra các thiết bị y tế cần thiết trong tương lai.

Không những thế, sau khi hạ cánh xuống sao Hỏa, mọi thứ còn khó khăn hơn.

"Ở trên trạm không gian, nếu có vấn đề y tế nguy cấp, điều may mắn là bạn có thể trở lại quỹ đạo trái đất rất nhanh. Trên sao Hỏa, nếu bạn không may bị bệnh và không có giải pháp ở đó, bạn sẽ là người tiên phong" - ông nhận xét.

Mặc dù một nhiệm vụ trên sao Hỏa hiện tại là chưa có nhưng không phải là không thể trong tương lai, đó là lý do tại sao các nhà nghiên cứu và nhà khoa học đang phân tích tất cả khía cạnh để loại bỏ chướng ngại và giảm thiểu rủi ro.

"Con người là những nhà thám hiểm. Chúng ta không có sự lựa chọn. Đưa robot lên sao Hỏa không phải là cách. Hơn hết, chúng ta phải là người khởi hành, phải đưa con người lên các hành tinh này. Đây có thể là một cuộc hành trình dài bởi có nhiều thách thức và khó khăn. DNA của con người là khám phá và chúng ta sẽ không dừng lại" - phi hành gia Mark Kelly phát biểu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thực phẩm cải thiện cảm xúc và tâm trạng

Ý Linh - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

Xem thêm