Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điểm khác biệt giữa đường Sucralose và đường Aspartame

Việc tiêu thụ nhiều đồ ăn và thực phẩm có chứa đường glucose có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe, bao gồm bệnh tiểu đường, béo phì, trầm cảm hay các bệnh về tim mạch. Do vậy, sử dụng một chất ngọt thay thế đường glucose có thể là một lựa chọn phù hợp nếu bạn đang trong giai đoạn cần giảm lượng đường tiêu thụ.

Đường Sucralose và đường Aspartame là 2 loại đường thay thế dùng trong thực phẩm hay đồ uống ngọt mà bản thân chúng không chứa calo hay carbohydrate. Bạn có thể tìm thấy đường sucralose phổ biến trên thị trường dưới tên nhãn là Splenda, và đường aspartame dưới tên NutraSweet hay Equal. Về bản chất, chúng đều là chất có độ ngọt cao, tuy nhiên chúng khác nhau về phương pháp và cách thức làm ngọt.

  1. Đường Sucralose

Điều thú vị của loại đường này là chúng không chứa năng lượng. Đường sucralose được thương mại hóa lần đầu vào năm 1998.

Để tạo ra loại đường này, đường glucose được trải qua một quá trình hóa học với nhiều giai đoạn khác nhau nhằm thay đổi 3 cặp oxy-hidro trong phân tử bằng các nguyên tử clo. Sự thay thế này tạo ra một sản phẩm tương tự như đường ban đầu nhưng lại không chuyển hóa được bởi cơ thể.

Cơ chế này cũng giúp sucralose có độ ngọt đáng kinh ngạc: ngọt hơn 600 lần so với glucose! Chính vì điều này mà đường sucralose thường được phối hợp với các chất độn như maltodextrin hay dextrose, giúp làm giảm độ ngọt của chúng về mức vừa phải.

Đường sucralose cũng chứa ít calo. Nếu tính trên 1 gam sản phẩm thương mại Splenda, chúng chỉ cung cấp 3 calo và 1 gam carbohydrate. Khi so sánh với dạng maltodextrin hay dextrose được tổng hợp từ ngô hay các loại cây giàu tinh bột (3,36 calo/1 gam), đường sucralose vẫn cho ít calo hơn.

Tóm lại, việc sử dụng các sản phẩm có đường sucralose (ví dụ như Splenda) giúp giảm tiêu thụ calo cho cơ thể, tránh việc tiêu thụ quá mức khuyến nghị hằng ngày.

  1. Đường Aspartame

Đường Aspartame được cấu thành từ 2 nhóm amino acid: acid aspartic và phenylalanine. Mặc dù các thành phần của chúng là đều là từ tự nhiên, song aspartame lại không được gọi là đường tự nhiên.

Đường aspartame được phát hiện năm 1965, nhưng cho đến tận năm 1981 nó mới được chấp thuận để sử dụng rộng rãi. Về bản chất, chúng được coi là chất làm ngọt có giá trị dinh dưỡng cao khi cung cấp 4 calo trên 1 gam, ngang mức đường glucose.

Khi so sánh với đường glucose, đường aspartame có độ ngọt cao hơn gấp 200 lần. Một điểm giống nhau nữa với đường sucralose là đường aspartame cũng thường được sử dụng phối hợp kèm chất độn, giúp chúng giảm độ ngọt so với nguyên bản.

Phần lớn các sản phẩm thương mại của đường aspartame đều chứa một lượng calo tương đương mức calo của maltodextrin hay dextrose. Theo khuyến nghị sử dụng được đưa ra bởi FDA – Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, mức tiêu thụ khuyến nghị là 50mg/kg cân nặng trong 1 ngày. Khi sử dụng trong các đồ uống có ga chứa đường aspartame, trong 355ml đồ uống (tương đương 1 lon) sẽ có chứa khoảng 180mg. Nếu so với mức khuyến nghị, một người 75kg phải uống tới 21 lon đồ uống này trong một ngày mới đạt mức khuyến nghị. Do vậy, đường aspartame giúp hạn chế lượng đường và lượng calo tiêu thụ hằng ngày khi sử dụng.

Tác động xấu lên sức khỏe ?

Việc sử dụng đường sucralose và đường aspartame hiện nay vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi, song phần lớn chưa tìm được những ảnh hưởng quá tiêu cực của 2 loại đường này cho sức khỏe.

Theo Ủy ban an toàn thực phẩm Châu Âu (EFSA), họ từng ghi nhận hơn 600 nghiên cứu về việc sử dụng đường aspartame trên thực tế kể từ năm 2013 đến nay và vẫn chưa ghi nhận trường hợp hay lý do nào để nói rằng tiêu thụ loại đường này là không an toàn. Đối với đường sucralose, hiện nay cũng đã có hơn 100 nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của loại đường này và cũng chưa ghi nhận những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

Gần đây đã có nhiều lo ngại được đặt ra khi việc sử dụng aspartame có thể liên quan đến ung thư não. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện tại vẫn chưa chứng minh được điều này, khi mà sử dụng loại đường này ở mức giới hạn an toàn.

Một tác dụng phụ thường thấy khi sử dụng 2 loại đường này là đau đầu và tiêu chảy. Nếu bạn sử dụng chúng mà gặp phải những trường hợp này, tốt hơn hết là bạn nên ngừng sử dụng vì hoàn toàn có thể là do bạn không hợp với chúng. Bên cạnh đó, cũng đã có những lo ngại dấy lên rằng việc sử dụng đường nhân thay thế trong thời gian lâu dài có ảnh hưởng xấu tới hệ vi sinh đường ruột, song chỉ dừng lại ở nghiên cứu trên động vật mà chưa có bằng chứng trên người.

Tác động lên đường huyết và chuyển hóa

Việc tác động lên đường huyết cũng như chuyển hóa của cơ thể là một yếu tố được quan tâm hàng đầu, song đa phần các nghiên cứu hiện tại đều chú trọng vào khả năng gây tình trạng béo phì hơn là gây tăng đường huyết. Lý do có thể là do bản chất 2 loại đường này cơ thể không thể chuyển hóa được.

Một số nghiên cứu có chỉ ra việc sử dụng đường aspartame kéo dài có thể làm tăng khả năng viêm, và có thể dẫn đến các bệnh như ung thư, tiểu đường hay các bệnh về tim mạch. Bên cạnh đó, cũng có những nghiên cứu cho rằng đường sucralose có thể ảnh hưởng xấu đến chuyển hóa của cơ thể. Cần nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về quá trình tác động lâu dài của những sản phẩm đường thay thế này lên sức khỏe, không chỉ là tác động lên đường huyết hay gây tình trạng béo phì.

Loại nào tốt hơn?

Cả 2 loại đường đều được phát triển theo một nguyên tắc: cung cấp vị ngọt mà không chứa nhiều calo. Do vậy, chúng đều an toàn cho bạn khi bạn sử dụng ở mức giới hạn an toàn.

Đối với những người mắc chứng phenyl keto-niệu, việc sử dụng sucralose là sự lựa chọn tốt hơn cả, vì cơ bản đường aspartame có chứa thành phần là amino acid. Hơn nữa, đối với những người có bệnh thận không nên sử dụng đường aspartame hoặc nếu có, nên sử dụng ở mức tối thiểu vì chúng có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Một chứng bệnh khác như tâm thần phân liệt cũng nên tránh sử dụng 2 loại đường này, do thành phần phenylalanine có trong đường có thể dẫn đến rối loại kiểm soát vận động của cơ bắp.

Nhìn chung, 2 loại đường này an toàn trong quá trình sử dụng nếu bạn có sức khỏe bình thường. Những tác động tiêu cực vẫn cần phải được nghiên cứu thêm.

Tổng kết

Đường sucralose và đường aspartame là 2 loại đường thay thế phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Chúng thường được phối hợp với các chất như maltodextrin hay dextrose để làm giảm độ ngọt trong quá trình sử dụng. Việc sử dụng 2 loại đường này đem lại những hiệu quả cho cơ thể khi chúng giúp giảm lượng đường tiêu thụ hằng ngày và theo đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, béo phì nhưng vẫn có thể thỏa mãn nhu cầu ăn đồ ngọt của bản thân.

Sử dụng đường thay thế vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để có thể hiểu rõ về những tác động lâu dài lên sức khỏe. Lời khuyên cho bạn là cho dù là bất cứ loại đường nào đi chăng nữa, giảm lượng đường glucose tiêu thụ hằng ngày vẫn là phương pháp hiệu quả để có một sức khỏe tốt.

Tham khảo thêm thông tin tại: Người bệnh đái tháo đường có ăn được ngô không?

 

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm