Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đường và chất làm ngọt

Làm thế nào để có một chế độ ăn hạn chế được lượng đường đưa vào trong cơ thể? Hãy ghi nhớ những điều dưới dây nếu bạn muốn có chế độ ăn không chứa đường

Loại đường nào có nguồn gốc từ thực vật? Aspartame, sucralose, stevia, neotame?

Stevia là một chất tạo ngọt có nguồn gốc từ lá của cây stevia, có độ ngọt gấp khoảng 300 lần so với các loại đường thông thường nhưng không chứa calo. Nhưng điều đặc biệt là stevia lại có một dư vị cay, đắng sau khi ăn xong. Một câu hỏi được đặt ra là: lá của cây stevia phải được xử lý thì mới tạo ra chất làm ngọt như vậy thì có nên gọi stevia là một chất làm ngọt hoàn toàn tự nhiên hay không.

 
Trên nhãn thực phẩm, lượng đường của thực phẩm được tính theo gam nghĩa là bằng bao nhiêu thìa cà phê?

Khoảng ¼ thìa cà phê. Nhưng hãy nghĩ về thìa cà phê đường? 4 gam đường trông như thế nào? 12 ounce (340 g) nước ngọt chứa khoảng 32 gam đường hay 8 muỗng cà phê đường. Bạn muốn lựa chọn những thực phẩm có lượng đường thấp ? Một muỗng cà phê đường cũng đã chứa 4 gam đường rồi nên bạn nên uống nước ngọt ăn kiêng và trà không pha đường

Con người sinh ra đã thích đồ ngọt?

Đúng thế chúng ta sinh ra đã thích đồ ngọt rồi. Đường là một loại carbohydrate (carb), khi carb được nạp vào cơ thể sẽ kích thích não bộ sản xuất ra serotonin- một chất gây hưng phấn cho các tế bào thần kinh có tác dụng chi phối các hoạt động hàng ngày của con người như tâm trạng, chức năng tình dục, giấc ngủ, trí nhớ học tập, sự thèm ăn. Vì vậy không có gì đáng phàn nàn về việc đồ ngọt làm chúng ta cảm thấy tốt hơn ngay lập tức. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, đường có khả năng gây nghiện cho chúng ta không khác gì ma túy.

Đường có thể ẩn giấu ở những loại đồ ăn nào?

Nước hoa quả, ngũ cốc, đều là những nguồn thực phẩm chứa đường. Trong đó nước ngọt, nước hoa quả, nước ép hoa quả, nước uống thể thao, nước tăng lực và đồ uống có đường là những loại thực phẩm chứa đường nhiều nhất.  Những nghiên cứu gần đây cho thấy người sử dụng từ một đến hai loại đồ uống có đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 thêm 26% so với người hạn chế uống nước ngọt trong vòng 1 tháng.

Nhưng bạn cũng nên hiểu rằng đường không là nguyên nhân gây ra tiểu đường. Chế độ ăn giàu calo từ bất kỳ nguồn thực phẩm nào như đường và chất béo đều dẫn tới tăng cân và béo phì cũng như tăng nguy cơ mắc tiểu đường typ 2.

Tại sao có rất nhiều loại thực phẩm chứa sirô ngô có lượng fructose cao?

Sirô ngô được làm từ ngô là một loại chất dinh dưỡng có chứa nhiều đường Fructose nhưng không chứa nhiều chất dinh dưỡng khác. Công bằng mà nói thì fructose hay glucose đều là đường và cùng cho một lượng calo như nhau nhưng sirô ngô thì rẻ hơn đường rất nhiều. Một lý do khác nữa đó là sirô ngô có thể dễ dàng chế biến với các thực phẩm khác hơn khi sản xuất đồ uống hoặc đồ đóng gói.

Nguồn gốc đường?

Những từ chứa đuôi “ose” đều chỉ chất làm ngọt. Nhưng sucrose là đường có nồng độ cao chứa trong mía và củ cải đường.  Lactose lại là một loại đường có trong sữa và sucralose là một chất làm ngọt nhân tạo.

Saccharin

Saccharin là một loại đường nhân tạo, ngọt gấp 200-700 lần hơn đường tự nhiên, nó đã được chứng minh là có thể gây ung thư bàng quang trên chuột. Nhưng vào năm 200, chính phủ Mỹ đã loại bỏ saccharin ra khỏi danh sách các chất gây ung thư.

Nếu muốn lựa chọn những thực phẩm không chứa đường thì bạn nên nhớ đọc kỹ nhãn mác, bao bì.

Nếu trên nhãn có ghi những từ sau: đường thô (raw sugar), sirô ngô (corn syrup), mật mía (Molasses) thì hãy tránh xa. Nhưng  bạn đừng nghĩ tránh đường đơn giản như thế, không chỉ xuất hiện trên những thực phẩm được đóng gói sẵn, đường còn xuất hiện trên những gia vị bạn nấu hoặc làm bánh như mật ong, nước cốt hoa quả, đường nâu.

 
Trung bình mỗi ngày một người Mỹ tiêu thụ đến 22 thìa cà phê đường mỗi ngày bao gồm các loại đường, siro có trong các thực phẩm chế biến sẵn. Lượng chất ngọt người Mỹ tiêu thụ khoảng 152 pound một năm tương đương với gần 70kg đường một năm. Tuy đường không phải là nguyên nhân gây ra tiểu đường (tiểu đường typ 1 là do gen và chưa biết rõ nguyên nhân chính xác, còn tiểu đường typ 2 là do gen và các yếu tố lối sống như bạn có chế độ ăn nhiều calo, lười vận động… ) nhưng đường góp phần vào nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng như nhiều bệnh khác.
Theo khuyến cáo của Hội tim mạch Mỹ,  phụ nữ không nên ăn quá 6 thìa cà phê đường mỗi ngày và nam giới không nên ăn quá 9 thìa, trẻ em thì chỉ dừng ở mức tối đa 4 thìa/ngày.
Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 30/10/2024

    Làm thế nào để giữ cho gan của bạn khỏe mạnh?

    Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.

  • 29/10/2024

    Giảm cortisol bằng loại thức uống quen thuộc

    Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.

  • 29/10/2024

    Có bao nhiêu calo trong quả bơ?

    Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 29/10/2024

    Chuyên gia cảnh báo: tác động nghiêm trọng đến sức khỏe do biến đổi khí hậu đối với phụ nữ mang thai, trẻ em và người già

    Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.

  • 29/10/2024

    Chăm sóc giảm nhẹ rất cần thiết cho người cao tuổi

    Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.

  • 28/10/2024

    Dấu hiệu khi ngủ cảnh báo nguy cơ đột quỵ

    Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

  • 28/10/2024

    Áp dụng quy tắc 3-2-1 để ngủ ngon

    Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.

  • 28/10/2024

    Cách chống say tàu xe hiệu quả

    Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.

Xem thêm