Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dấu hiệu tim phì đại

Đôi khi trong cuộc sống, bạn có thể nghe thấy cụm từ tim to hay tim phì đại. Vậy tim to là gì? Đó có phải là bệnh lý không? Nó có nguy hiểm gì hay không?

Tim to – tim phì đại là gì?

Đầu tiên, cần phải hiểu rằng tim to hay tim phì đại không phải là một bệnh, mà là một dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý khác. Thuật ngữ tim to đề cập đến kích thước trái tim to hơn bình thường, được nhìn thấy trong bất kỳ xét nghiệm hình ảnh nào bao gồm cả chụp X-quang ngực hay chụp cắt lớp vi tính (CT-scan),… Khi hình ảnh tim to được tìm thấy trên các xét nghiệm hình ảnh, các xét nghiệm khác là cần thiết để chẩn đoán vì sao khiến tim to ra.

Tim to có thể là kết quả của một trạng thái căng thẳng ngắn hạn trên cơ thể, chẳng hạn như mang thai hoặc một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn như suy yếu cơ tim, bệnh động mạch vành, các vấn đề về van tim hoặc sự thường về nhịp tim... Trong một số điều kiện khác, cơ tim có thể trở nên dày hơn hoặc một trong các buồng tim giãn ra, làm cho kích thước của tim lớn hơn. Tùy thuộc vào các tình trạng khác nhau, tim to có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Triệu chứng

Thông thường, tình trạng tim to không gây ra dấu hiệu gì đặc biệt. Ở một số người, một số triệu chứng có thể tùm thấy như:

  • Thở hụt hơi
  • Rối loạn nhịp tim
  • Sưng, phù nề tại nhiều vùng trên cơ thể

Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nếu phát hiện các triệu chứng dưới đây, bạn cần được hỗ trợ y tế ngay lập tức:

  • Đau tức ngực dữ dội
  • Khó thở nghiêm trọng
  • Khó chịu một vùng bất kỳ của cơ thể
  • Ngất xỉu

Nguyên nhân nào gây ra tim to?

Tim to có thể do các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn gây ra, khiến hoạt động của tim mạnh hơn bình thường hoặc gây ra các tổn thương cơ tim. Đôi khi, tim cũng có thể trở nên lớn hơn và yếu đi mà không rõ lý do cụ thể. Đây được gọi là chứng tim to vô căn.

Các tình trạng bệnh lý tại tim mắc phải bẩm sinh, tổn thương do đau tim hoặc nhịp tim bất thường (rối loạn nhịp tim) đều có thể khiến kích thước của tim to ra. Một số tình trạng khác liên quan đến chứng tim to bao gồm:

  • Tăng huyết áp. Tim đập nhanh hơn, mạnh hơn để cung cấp máu đến tất cả các vùng của cơ thể. Điều này khiến cơ tim to ra, dày lên. Tăng huyết áp cũng có thể làm cho thất trái to ra do thất trái là vùng cơ tim hoạt động mạnh để bơm máu đi khắp cơ thể. Huyết áp cao có thể ảnh hưởng lên tất cả các buồng tim.
  • Bệnh van tim. Các van trong tim giữ cho máu lưu thông theo đúng chiều. Nếu các van tim bị hư hỏng do các bệnh lý sốt do thấp khớp, dị tật tim, nhiễm trùng (viêm nội tâm mạc), nhịp tim không đều (rung nhĩ), rối loạn mô liên kết, một số loại thuốc hoặc xạ trị ung thư, tim của bạn có thể to ra về kích thước.
  • Bệnh cơ tim. Bệnh cơ tim gây ra tình trạng khó bơm máu đi khắp cơ thể. Khi bệnh tiến triển, tim có thể to ra để cố gắng bơm nhiều máu hơn đáp ứng với nhu cầu.
  • Tăng áp động mạch phổi. Tim cần phải bơm máu mạnh hơn để di chuyển máu giữa phổi và tim. Kết quả của quá trình này chính là buồng tim phải có thể to ra.
  • Tràn dịch màng ngoài tim. Sự tích tụ chất lỏng trong màng bao bọc bên ngoài tim có thể khiến tim bạn trông to ra trên phim chụp X-quang ngực.
  • Bệnh động mạch vành. Bệnh lý này là tình trạng các mảng bám chất béo trong động mạch tim gây cản trở lưu lượng máu qua các mạch, kéo theo tình trạng đau tim. Khi một phần cơ tim không còn khả năng hoạt động, tim phải bơm mạnh hơn để có đủ máu đến phần còn lại của cơ thể, kéo theo việc tim to ra.
  • Thiếu máu. Thiếu máu là tình trạng không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đến các mô. Thiếu máu mạn tính không được điều trị có thể dẫn đến nhịp tim nhanh hoặc bất thường về nhịp tim, khiến tim phải bơm máu nhiều hơn để bù đắp lượng oxy thiếu hụt trong máu.
  • Rối loạn tuyến giáp. Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) và tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) đều có thể dẫn đến các vấn đề về tim, bao gồm cả chứng tim to.
  • Thừa sắt trong cơ thể. Hemochromatosis là một rối loạn trong đó cơ thể bạn không chuyển hóa đúng cách khoáng chất sắt, khiến nó tích tụ trong các cơ quan khác nhau bao gồm cả tim. Điều này có thể khiến tâm thất trái mở rộng do cơ tim bị suy yếu.
  • Các bệnh hiếm gặp có thể ảnh hưởng đến tim, chẳng hạn như bệnh amyloidosis. Amyloidosis là một tình trạng trong đó các protein bất thường lưu thông trong máu và có thể lắng đọng trong tim, can thiệp vào chức năng của tim và khiến tim to ra.

Yếu tố nguy cơ

Bạn có thể có nhiều nguy cơ phát triển chứng tim to nếu bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào sau đây:

  • Huyết áp cao, từ 140/90 mmHg trở lên
  • Tiền sử gia đình có người gặp chứng tim to hoặc các bệnh cơ tim. Nếu một thành viên trực tiếp trong gia đình chẳng hạn như cha mẹ hoặc anh chị em mắc chứng tim to, bạn có thể tăng khả năng mắc bệnh hơn.
  • Bệnh tim bẩm sinh.
  • Bệnh van tim.

Biến chứng của tình trạng tim to?

Nguy cơ biến chứng tim to phụ thuộc vào bộ phận và nguyên nhân. Các biến chứng có thể bao gồm:
  • Suy tim. Tâm thất trái to - một trong những kiểu tim to nghiêm trọng nhất làm tăng nguy cơ suy tim. Trong suy tim, cơ tim yếu đi và tâm thất giãn ra đến mức tim không thể bơm máu hiệu quả khắp cơ thể.
  • Các cục máu đông. Tim to có thể khiến dễ hình thành cục máu đông trong niêm mạc tim. Nếu cục máu đông xâm nhập vào máu, chúng có thể chặn dòng máu đến các cơ quan quan trọng, thậm chí gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ. Các cục máu đông phát triển ở bên phải tim có thể di chuyển đến phổi, gây tình trạng nguy hiểm được gọi là thuyên tắc phổi.
  • Tiếng thổi tim. Đối với những người gặp phải tình trạng tim to, hai trong số bốn van của tim - van hai lá và van ba lá có thể không đóng đúng cách vì chúng bị giãn ra, dẫn đến máu chảy ngược. Dòng chảy ngược này tạo ra âm thanh gọi là tiếng thổi của tim. Mặc dù không nhất thiết chúng có hại, nhưng tiếng thổi ở tim nên được theo dõi đầy đủ và chi tiết.
  • Ngừng tim và đột tử. Đôi khi tim to có thể dẫn đến gián đoạn nhịp đập của tim. Nhịp tim quá chậm để di chuyển máu hoặc quá nhanh để cho phép tim đập đúng cách có thể dẫn đến ngất xỉu hoặc trong một số trường hợp, ngừng tim hoặc đột tử.

Dự phòng tình trạng tim to

Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc các bệnh có thể gây ra chứng to tim chẳng hạn như bệnh cơ tim, bạn cần được theo dõi bởi các bác sĩ càng sớm càng tốt. Bệnh cơ tim hay các bệnh tim khác nếu được chẩn đoán sớm cùng các phương pháp điều trị đặc biệt có thể ngăn chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như sử dụng thuốc lá, huyết áp cao, cholesterol cao và tiểu đường giúp làm giảm nguy cơ tim to và nguy cơ suy tim bằng cách giảm nguy cơ đau tim. Ngoài ra, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và không lạm dụng rượu hay sử dụng chất kích thích bất hợp pháp cũng là hành vi lối sống tích cực để ngăn ngừa bệnh. Kiểm soát huyết áp cao bằng chế độ ăn uống, tập thể dục đều đặn và có thể dùng thuốc cũng là phương pháp ngăn ngừa tình trạng suy tim ở nhiều người bị chứng tim to tiến triển.

Tham khảo thêm thông tin tại: Hội chứng chèn ép tim

 

Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm