Nhìn chung, phương pháp thay van tim có thể mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị, cải thiện các triệu chứng khó thở, mệt mỏi… ở người bệnh van tim. Tuy nhiên, tuổi thọ của van tim thay thế, tiên lượng sống của người bệnh sau khi thay van tim có thể phụ thuộc vào một vài yếu tố sau:
Tuổi thọ người đã thay van tim phụ thuộc rất nhiều yếu tố
Loại van thay cho người bệnh
Van tim cơ học
Van tim cơ học thường được làm từ các vật liệu bền, chắc chắn. Đây là loại van thay thế có tuổi thọ cao nhất và trong đa số trường hợp, van tim cơ học có thể hoạt động tốt trong suốt cuộc đời của người bệnh van tim.
Tuy nhiên, thay van tim cơ học có một nhược điểm lớn là người bệnh sẽ phải dùng thuốc chống đông máu trong suốt phần đời còn lại. Thuốc chống đông máu sẽ giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong lòng động mạch, ngăn không cho chúng bám vào nắp hoặc bản lề của van tim rồi gây ra các biến chứng huyết khối nguy hiểm. Nhưng dùng thuốc dài ngày cũng gây rủi ro lớn trong những trường hợp có bệnh lý chảy máu như xuất huyết não, xuất huyết dạ dày… hoặc nguy cơ gây dị tật thai nhi trong 3 tháng đầu mang thai ở phụ nữ.
Chưa kể, các cục máu đông cũng có thể vỡ ra, di chuyển trong mạch máu đi khắp cơ thể, làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ ở người bệnh van tim.
Van tim cơ học có tuổi thọ cao, nhưng lại dễ gây hình thành cục máu đông
Van tim sinh học
Van tim sinh học là loại van được tạo thành từ màng ngoài tim của động vật (thường là lợn, bò) hoặc là van tim từ người hiến tặng. Do có nguồn gốc tự nhiên, nguy cơ hình thành cục máu đông khi thay van tim sinh học cũng sẽ thấp hơn rất nhiều và người bệnh không cần phải dùng thuốc chống đông máu suốt đời. Thông thường người bệnh chỉ cần dùng thuốc chống đông trong vòng 3 tháng sau phẫu thuật.
Tuy nhiên, van tim sinh học thường chỉ có tuổi thọ khoảng từ 10 - 20 năm. Những người đã thay van tim khi còn trẻ có khả năng phải phẫu thuật thay van khác sau khoảng thời gian này nếu muốn kéo dài tuổi thọ. Vì vậy, khuyến cáo ở người trẻ tuổi, tuổi thọ còn dài nên dùng van cơ học để giảm thiểu nguy cơ phải thay van tim lần 2.
Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ người bệnh sau thay van tim
Ngoài loại van tim thay thế, việc thay van tim sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thể trạng của người bệnh, các bệnh mắc kèm, bạn có chế độ chăm sóc, có duy trì được lối sống lành mạnh hay không…
Làm sao kéo dài tuổi thọ sau khi thay van tim?
Bạn hoàn toàn có thể sống thọ gần như bình thường nếu thực hiện tốt những lời khuyên sau trong chế độ chăm sóc sau phẫu thuật:
- Đi khám ngay khi thấy các triệu chứng sốt cao, ớn lạnh, nóng lạnh thất thường, đổ mồ hôi vào ban đêm, nhịp tim bất thường, khó thở, phù mắt cá chân, tăng cân đột ngột…
- Tuân thủ theo lời khuyên của bác sỹ về việc dùng thuốc, mức độ vận động phù hợp… sau khi thay van tim.
- Tái khám định kỳ để các bác sỹ theo dõi tình trạng bệnh, đưa ra các thay đổi kịp thời trong việc dùng thuốc hay điều trị.
- Thay đổi lối sống lành mạnh bằng cách duy trì tập thể dục đều đặn, có chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát căng thẳng, bỏ thuốc lá… để giữ trái tim, van tim hoạt động tốt nhất.
- Chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng để giảm nguy cơ nhiễm trùng, viêm nội tâm mạc.
Bên cạnh phác đồ điều trị của bác sỹ, bạn nên tham khảo sử dụng thêm thực phẩm hỗ trợ dành cho người bệnh tim mạch, hở van tim. Khi sử dụng phối hợp với các thuốc điều trị, Sản phẩm sẽ giúp tăng cường lưu thông máu nên làm giảm tổn thương van nhân tạo và làm giảm gánh nặng cho tim. Từ đó, bạn sẽ cải thiện được các triệu chứng khó thở, mệt, đau ngực, kéo dài tuổi thọ van và bảo tồn chức năng van tim, ngăn ngừa nguy cơ bị tái hẹp hở van.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý lựa chọn sản phẩm hỗ trợ tim mạch đã được kiểm chứng lâm sàng bài bản chứng minh hiệu quả nhằm đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt nhất. Nếu có kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí quốc tế thì càng tốt.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Bệnh van tim của người cao tuổi