Các triệu chứng cảnh báo viêm đường mật
Tùy thuộc vào vị trí, thời gian phát bệnh và thể trạng mỗi người mà các triệu chứng viêm đường mật có thể khác nhau. Thậm chí, có tới hơn 50% người bị viêm đường mật mạn tính còn không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.
Trong trường hợp có biểu hiện triệu chứng, người bị viêm đường mật mạn tính có thể thấy mệt mỏi, ngứa da, khô mắt, khô miệng… cùng một số biểu hiện khác như:
- Đau ở vùng hạ sườn phải.
- Đổ mồ hôi đêm.
- Sưng bàn chân và mắt cá chân.
- Sạm da.
- Đau cơ bắp, đau xương khớp.
- Đầy hơi, tiêu chảy.
- Tích tụ chất béo ở vùng da quanh mắt, mí mắt, khuỷu tay, đầu gối, lòng bàn tay và bàn chân.
- Giảm cân.
- Thay đổi tâm trạng và các vấn đề về trí nhớ.
Khác với viêm túi mật mạn tính, các triệu chứng viêm túi mật cấp tính có thể đột ngột và dữ dội hơn, ví dụ như sốt cao hơn 24 giờ, ớn lạnh, buồn nôn/nôn mửa, đau lưng, đau dưới bả vai, đau âm ỉ tới đau quặn vùng hạ sườn phải, huyết áp thấp, vàng da…
Ngoài ra, các bác sỹ cũng có thể nhận thấy các dấu hiệu viêm đường mật tại các cơ quan khác trên cơ thể bạn. Các dấu hiệu này bao gồm: Gan sưng to, lá lách sưng to, cholesterol cao, suy giáp, loãng xương.
Các biến chứng của viêm đường mật
Viêm đường mật có thể gây tổn thương gan, lá lách, thậm chí gây nhiễm trùng huyết
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm đường mật có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:
- Vấn đề về gan: Viêm đường mật có thể gây xơ gan, làm giảm chức năng gan, suy gan. Căn bệnh này còn có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan, làm sưng gan và tăng huyết áp.
- Sỏi mật: Dịch mật bị tắc nghẽn có thể kết tinh thành sỏi mật, gây đau và nhiễm trùng.
- Lá lách sưng to: Nếu gan không hoạt động bình thường và không thể lọc chất thải và chất độc, các tế bào máu cũ có thể tích tụ trong lá lách, khiến lá lách sưng lên.
- Khiến tĩnh mạch nở rộng: Tăng huyết áp tại gan có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch trong dạ dày. Điều này có thể khiến tĩnh mạch bị sưng, thậm chí vỡ ra, gây chảy máu.
- Nhiễm trùng huyết: Viêm đường mật cấp tính có thể dẫn tới nhiễm trùng huyết, gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong cơ thể, thậm chí đe dọa tới tính mạng.
Viêm đường mật mạn tính cũng có liên quan đến các tình trạng khác như vấn đề về tuyến giáp, xơ cứng bì và viêm khớp dạng thấp.
Điều trị viêm đường mật
Hướng điều trị viêm đường mật phụ thuộc nhiều vào dạng viêm đường mật (cấp tính hay mạn tính).
Theo đó, người bị viêm đường mật cấp tính cần được điều trị sớm bằng cách dùng thuốc kháng sinh như penicillin, ceftriaxone, metronidazole và ciprofloxacin (trong khoảng 10 ngày). Họ cũng có thể cần được thực hiện một số thủ thuật như truyền dịch qua đường tĩnh mạch, dẫn lưu ống mật… trong một số trường hợp nghiêm trọng.
Với người bị viêm đường mật mạn tính, việc điều trị có thể bao gồm việc dùng thuốc acid ursodeoxycholic để tăng cường lưu thông dịch mật, bảo vệ gan. Ngoài ra, người bệnh cũng cần theo dõi chức năng gan thường xuyên, thực hiện phẫu thuật để thông tắc đường mật (nếu cần).
Để giảm tình trạng viêm đường mật cấp tái phát nhiều lần, người bệnh có thể tham khảo sử dụng bài thuốc từ 8 thảo dược quý: Uất kim, chi tử, hoàng bá, sài hồ, nhân trần, diệp hạ châu, chỉ xác, kim tiền thảo. Các chuyên gia chia sẻ rằng các hoạt chất sinh học tự nhiên trong bài thuốc này giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm triệu chứng và ngăn biến chứng do viêm túi mật. Hơn nữa, với người bệnh viêm đường mật do sỏi mật, bài thuốc này còn giúp bào mòn sỏi mật, giải quyết tình trạng bệnh từ gốc.
Trong cả 2 trường viêm đường mật cấp tính và mạn tính, các lựa chọn phẫu thuật có thể bao gồm:
- Phẫu thuật nội soi: Các bác sỹ sẽ dùng bóng để nới rộng các ống dẫn mật, làm tăng lưu lượng dịch mật để cải thiện và ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu do ứ tắc dịch mật.
- Phẫu thuật mở để loại bỏ phần ống dẫn mật bị tắc nghẽn. Các bác sỹ có thể đặt stent để mở hoặc dẫn lưu đường mật.
- Ghép gan: Phẫu thuật này thường được xem xét tới trong các trường hợp viêm đường mật nghiêm trọng. Các bác sỹ sẽ phải thay thế lá gan đã bị tổn thương bằng lá gan mới của người hiến tặng. Bạn có thể phải dùng thuốc chống thải ghép trong suốt phần đời còn lại sau phẫu thuật ghép gan.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Viêm đường mật là gì và 4 dạng viêm đường mật thường gặp