Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn bị stress nghiêm trọng

Mọi người đều có thể bị stress ở thời điểm nào đó trong đời nhưng cần nhận biết được khi nào stress là nghiêm trọng và bạn không thể kiểm soát được.

1. Đau cổ

Căng thẳng cơ bắp là một trong những dấu hiệu thể chất đầu tiên của stress, nó có xu hướng rõ rệt nhất ở phần sau gáy. Đó là lý do tại sao bạn cần được mát-xa ở cổ và vai khi cảm thấy bị căng thẳng.

2. Đau đầu

Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu. Nó cũng có thể kích hoạt các loại đau đầu khác như đau nửa đầu hoặc khiến cho tình trạng đau đầu trầm trọng hơn.

3. Buồn nôn

Stress có thể là một nguyên nhân gây buồn nôn. Đó là vì hệ tiêu hóa bị trở ngại và bị trì trệ khi hệ thần kinh đang cố gắng đối phó với căng thẳng. Hội chứng ruột kích thích có thể có liên quan tới stress - đại tràng được kiểm soát một phần bởi hệ thống thần kinh và những người bị hội chứng ruột kích thích có xu hướng có đại tràng dễ phản ứng với stress.

4. Rụng tóc

Rụng tóc có thể là hậu quả của stress kéo dài. Nhưng trải qua những biến cố trong cuộc sống như cái chết của người thân hay sự thay đổi nghề nghiệp có thể khiến tóc của bạn ngừng phát triển tạm thời vì cơ thể phải nỗ lực để vượt qua căng thẳng. Khi tóc bắt đầu mọc trở lại, những sợi tóc đã ngừng phát triển giữa chừng sẽ rụng cùng một lúc, vì vậy bạn có thể thấy mình chải ra một nắm tóc rụng.

5. Tăng cân

Căng thẳng cao độ có nghĩa là hàm lượng cortisol xuất hiện trong tĩnh mạch. Cortisol là một hormon stress không chỉ thúc đẩy bạn ăn uống mà còn khiến cơ thể giữ lại calo vì nó nghĩ bạn đang ở tình trạng “khẩn cấp”.

6. Mụn trứng cá

Cortisol tăng cũng có thể dẫn tới mụn trứng cá mà sẽ không dễ dàng biến mất.

7. Nhịp tim nhanh và đau ngực

Khi chúng ta bị stress, cơ thể giải phóng cortisol cùng với các hormon stress khác – adrenaline và noradrenaline - để sẵn sàng chiến đấu. Điều này khiến nhịp tim và huyết áp tăng nhất thời và thậm chí gây đau ngực. Dần dần stress thực sự có thể ảnh hưởng tới tim. Stress mạn tính có thể dẫn tới bệnh tim mạch. Mặc dù mối liên quan này chưa hoàn toàn sáng tỏ nhưng Hội Tim mạch Mỹ chỉ ra rằng stress có thể khiến huyết áp và hàm lượng cholesterol tăng cao, cùng với thúc đẩy các thói quen khác có liên quan tới bệnh tim như hút thuốc, kém hoạt động thể chất và ăn quá nhiều.

8. Mất ngủ

Khi bạn cảm thấy lo lắng tột cùng, rất có thể bạn cũng sẽ bị mất ngủ vào ban đêm.

9. Bị ốm thường xuyên hơn

Nghiên cứu chỉ ra rằng stress tác động tới hệ miễn dịch và khiến chúng ta dễ bị ốm hơn. Một phân tích lớn được thực hiện năm 2004 trên 300 nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù vài phút stress có thể thực sự tăng cường miễn dịch, stress với trong thời gian dài có tác động tiêu cực lên hệ miễn dịch.

Những người lớn tuổi hoặc đang bị ốm dễ bị suy giảm miễn dịch do stress.

10. Kinh nguyệt thất thường

Quá nhiều cortisol có thể cản trở hormon giới tính điều chỉnh buồng trứng và khiến kinh nguyệt trở nên thất thường. Quá căng thẳng có thể khiến cơ thể ngừng rụng trứng, do vậy bạn sẽ không có kinh nguyệt. Điều này sẽ không xảy ra với mức stress bình thường, mà chỉ thấy trong những trường hợp stress rất nặng và mạn tính.

11. Mệt mỏi

Nếu không ngủ tốt, bạn có thể bị kiệt sức cả ngày. Khi cơ thể quá mệt mỏi, bạn dễ bị kích thích và khó đối phó với stress, tạo ra một vòng luẩn quẩn. Cố gắng giải tỏa căng thẳng bằng cách tập thể dục, ngồi thiền, dành thời gian cho chính mình, thậm chí là mát-xa hoặc châm cứu.

BS Nhật Nguyệt - Theo Sức khỏe đời sống/Self
Bình luận
Tin mới
  • 22/03/2025

    Nhịn ăn gián đoạn kéo dài có hại gì?

    Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.

  • 22/03/2025

    8 lý do khiến bạn vẫn bị sâu răng mặc dù đã đánh răng và dùng chỉ nha khoa

    Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.

  • 21/03/2025

    Mỗi ngày ăn một bữa - Giảm cân, giảm luôn sức khỏe?

    Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.

  • 21/03/2025

    Táo đỏ: Thực phẩm bổ dưỡng hay chiêu thổi phồng từ quảng cáo?

    Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 21/03/2025

    Nguyên nhân nào khiến tóc rụng ngày càng nhiều?

    Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?

  • 21/03/2025

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn sinh mổ?

    Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.

  • 20/03/2025

    Rau xanh có phải là "vua" chất xơ?

    Câu chuyện về viên rau củ - một loại thực phẩm bổ sung chất xơ - đang thu hút sự quan tâm. Liệu có phải vì chúng ta chưa hiểu rõ tầm quan trọng của chất xơ?

  • 20/03/2025

    Giảm mỡ nội tạng hiệu quả với hạt dẻ cười

    Hạt dẻ cười không chỉ là món ăn vặt thơm ngon mà còn là “trợ thủ đắc lực” trong quá trình giảm mỡ nội tạng.

Xem thêm