Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phẫu thuật thắt ống dẫn tinh: Những điều nên biết

Vì bạn đã có đủ số con mình muốn hoặc bạn không muốn trở thành cha mẹ nên bạn muốn có một biện pháp tránh thai mà không phải lo lắng về nó? Một biện pháp tránh thai vĩnh viễn dành cho nam giới là thắt ống dẫn tinh để ngăn tinh trùng từ tinh dịch đi vào cơ thể người phụ nữ.

Thắt ống dẫn tinh là biện pháp tránh thai đáng tin cậy hơn bất cứ biện pháp nào. Đây cũng là biện pháp dễ dàng và giá rẻ hơn biện pháp tương tự ở nữ giới - thắt ống dẫn trứng, một phẫu thuật nhằm thắt ống dẫn trứng ở nữ giới, ngăn không cho trứng gặp tinh trùng.

Tuy nhiên, không có phẫu thuật nào thành công 100% cả. Với một tỷ lệ rất nhỏ, nhưng đôi khi phẫu thuật thắt ống dẫn tinh cũng sẽ không có hiệu quả. Trước khi tiến hành phẫu thuật, trao đổi với bác sỹ về ưu và nhược điểm của phẫu thuật. Từ đó, bạn có thể xác định được liệu đó có phải là biện pháp tránh thai thích hợp với mình không.

Phẫu thuật thắt ống dẫn tinh giúp tránh thai như thế nào?

Tinh trùng được sản xuất và lưu trữ ở tinh hoàn. Các tinh hoàn ở bên trong một túi gọi là bìu. Tinh trùng sẽ di chuyển qua ống dẫn tinh để hòa với dịch tiết ra từ tuyến tiền liệt để tạo nên tinh dịch. Trong khi xuất tinh, tinh dịch sẽ di chuyển từ niệu quản ra ngoài dương vật và vào trong âm đạo cơ thể người phụ nữ.

Thắt ống dẫn tinh đồng nghĩa với việc tinh trùng không thể hòa trộn với tinh dịch nữa và trong tinh dịch sẽ không có tinh trùng. Khi tinh dịch được giải phóng vào cơ thể phụ nữ sẽ không mang theo tinh trùng. Như vậy trứng sẽ không được thụ thai.

Phẫu thuật tiến hành như thế nào?

Phẫu thuật thắt ống dẫn tinh được tiến hành tại bệnh viện. Bạn sẽ được giữ tỉnh táo trong suốt quá trình phẫu thuật. Nếu bạn muốn, bạn có thể được tiêm thuốc mê và ngủ trong khi phẫu thuật. Với cả 2 cách, bạn đều sẽ được tiêm thuốc tê ở bìu để không cảm thấy đau.

Với thủ thuật thắt ống dẫn tinh thông thường, bác sỹ sẽ tạo một hoặc hai vết cắt ở bìu để chạm tới ống dẫn tinh. Sau đó, bác sỹ sẽ cắt ống dẫn tinh và thắt nút lại. Vết cắt ở bìu sẽ được khâu lại sau khi việc thắt ống dẫn tinh kết thúc.

Ngày nay, thắt ống dẫn tinh có thể được thực hiện mà không cần dùng dao. Phẫu thuật không dùng dao sẽ làm giảm nguy cơ gặp các tác dụng phụ như chảy máu hoặc đau đớn. Trong suốt quá trình phẫu thuật, bác sỹ sẽ cảm nhận ống dẫn tinh qua bề mặt da bìu và giữ nó ở đúng vị trí. Sau đó, bác sỹ sẽ tạo một lỗ rất nhỏ ở một bên bìu và kéo ống dẫn tinh ra ngoài để cắt hoặc buộc lại và sẽ được đưa lại về vị trí cũ. Cũng không cần phải khâu vết thương vì lỗ nhỏ được tạo ra sẽ tự lành lại.

Phẫu thuật thắt ống dẫn tinh rất hiệu quả trong việc tránh thai. Chỉ có 2/1.000 phụ nữ mang thai trong năm đầu tiên bạn tình của họ làm phẫu thuật này.

Sau phẫu thuật

Khoảng 2 tháng sau phẫu thuật, bạn sẽ tới khám lại để xem có còn tinh trùng trong tinh dịch hay không. Việc này được gọi là xét nghiệm tinh dịch. Bạn sẽ cần phải kiểm tra cho đến khi đạt mốc 3 tháng hoặc 20 lần xuất tinh. Trong suốt thời gian này, bạn vẫn nên sử dụng một biện pháp tránh thai dự phòng như dùng bao cao su hoặc màng ngăn âm đạo để tránh thai.

Phẫu thuật thắt ống dẫn tinh rất hiệu quả để tránh thai, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Tinh trùng có thể vẫn có trong ống dẫn tinh trong những tuần sau phẫu thuật. Bạn phải đợi cho chúng không còn nữa trước khi tiến hành quan hệ tình dục mà không có biện pháp bảo vệ.

Tại sao phẫu thuật lại thất bại?

Phẫu thuật thắt ống dẫn tinh thất bại nếu bác sỹ bỏ sót hoặc thắt không đầy đủ ống dẫn tinh khi làm phẫu thuật. Trong những trường hợp rất hiếm gặp, ống dẫn tinh có thể phát triển trở lại. Nếu việc đó xảy ra, ống dẫn tinh mới thường sẽ nhỏ hơn là ống cũ.

Đôi khi, tinh trùng có thể tự tạo ra đườngđi  từ phần bị cắt cuối cùng của một bên ống dẫn tinh tới bên kia. Việc này phổ biến nhất là trong vòng 3 tháng đầu tiên sau phẫu thuật. Đó là lý do vì sao bác sỹ thường khuyên bạn tránh quan hệ tình dục mà không có biện pháp bảo vệ trong thời gian này, cho đến khi xác định chắc chắn rằng tinh trùng không còn trong tinh dịch nữa.

Nếu bác sỹ thấy rằng vẫn còn tinh trùng trong tinh dịch, có thể bạn sẽ phải tiến hành phẫu thuật lần 2. Không đến 1% các ca cắt ống dẫn tinh phải tiến hành lần 2.

 

Những nguy cơ khác

Như bất kỳ phẫu thuật nào, phẫu thuật cắt ống dẫn tinh có thể có một vài nguy cơ như:

  • Chảy máu (sẽ ít xảy ra nếu bạn tiến hành phẫu thuật không dùng dao)
  • Sưng bìu
  • Bầm tím
  • Đau
  • Nhiễm trùng
  • Hình thành cục u khi tinh trùng rò rì từ vết cắt ống dẫn tinh, gọi là u hạt tinh trùng
  • Tăng áp lực ở hai tinh hoàn.

Rất ít người bị hội chứng đau sau phẫu thuật thắt ống dẫn tinh. Hội chứng này là khi cơn đau không thuyên giảm sau khi phẫu thuật. Nguyên nhân gây đau hiện nay vẫn chưa rõ. Đôi khi, kể cả khi nối lại ống dẫn tinh cũng không thể làm giảm đau.

Liệu có bị rối loạn cương dương sau phẫu thuật?

Phẫu thuật thắt ống dẫn tinh không ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục và không ảnh hưởng đến khoái cảm tình dục. Bạn sẽ vẫn có thể xuất tinh. Điều khác biệt duy nhất là tinh dịch của bạn sẽ không có tinh trùng.

Ai nên tiến hành phẫu thuật thắt ống dẫn tinh?

Phẫu thuật thắt ống dẫn tinh thích hợp cho nam giới đã xác định chắc chắn rằng họ không muốn có con nữa. Nếu bạn thay đổi ý định, phẫu thuật thắt ống dẫn tinh cũng có thể tháo ra được nhưng sẽ lại phải tiến hành một thủ thuật khác. Phẫu thuật nối lại ống dẫn tinh là một phẫu thuật phức tạp hơn và không phải lúc nào cũng thành công.

Nam giới bị nhiễm trùng những vùng xung quanh bìu nên đợi để phẫu thuật sau khi tình trạng nhiễm trùng đã được điều trị khỏi. Phẫu thuật thắt ống dẫn tinh không phải là một ý kiến hay với những nam giới có các rối loạn đông máu, tinh hoàn ẩn hoặc có các khối u ở tinh hoàn.

Nếu bạn cảm thấy lo lắng về việc tiến hành phẫu thuật ở vùng nhạy cảm của bìu, hãy trao đổi với bác sỹ. Trước khi tiến hành bất cứ phẫu thuật nào, bạn nên cân nhắc về lợi ích và những nguy cơ có thể. Hãy trao đổi thoải mái với bác sỹ và hỏi thật nhiều câu hỏi để có thể có quyết định chính xác nhất.

Bình luận
Tin mới
  • 08/09/2024

    3 cách tự nhiên giúp giảm buồn nôn

    Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.

  • 07/09/2024

    Chuyên gia chia sẻ cách “sử dụng” thời gian hàng ngày để kéo dài tuổi thọ

    Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

  • 07/09/2024

    Lý do bạn nên hiến máu thường xuyên

    Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.

  • 07/09/2024

    Vũ khí bí mật chống lại viêm nhiễm phụ khoa

    Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.

  • 07/09/2024

    Những thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt

    Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.

  • 06/09/2024

    Đôi môi nói lên điều gì về sức khỏe?

    Đôi môi căng mọng, mềm mại giúp gương mặt tràn đầy sức sống. Trái lại, một vài dấu hiệu sau cho thấy đôi môi đang “lên tiếng” cảnh báo bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sức khỏe.

  • 06/09/2024

    Béo phì ảnh hưởng đến làn da thế nào?

    Tình trạng thừa cân, béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe làn da. Một vài vấn đề da liễu có liên hệ mật thiết với cân nặng của bạn.

  • 06/09/2024

    Những điều cần biết khi bạn dị ứng penicillin

    Dị ứng penicillin là phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn với thuốc kháng sinh penicillin. Kể từ những năm 1940, penicillin đã trở thành loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nhưng một số người gặp phản ứng xấu khi sử dụng loại kháng sinh này.

Xem thêm