Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Curcumin - phương pháp điều trị mới cho bệnh trầm cảm

Tác động của curcumin đối với chứng trầm cảm được cho là đến từ khả năng chống viêm - vốn được coi là nguyên nhân sâu sa gây ra trầm cảm.

Curcumin thành phần hoạt tính có trong nghệ, là một hợp chất polyphenol với rất nhiều tiềm năng chữa trị nhiều bệnh tật  do có tác dụng chống oxi hóa, chống viêm. Quan trọng hơn, curcumin có khả năng vượt qua hàng rào máu - não và có khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh rất tốt, do vậy có thể ngăn ngừa được bệnh Parkinson.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy curcumin cũng có tác dụng chống lại bệnh trầm cảm.

Tuy nhiên, curcumin rất khó hấp thu nên nếu muốn dùng để chữa bệnh thì bạn nên dùng loại tinh chất được chiết xuất để tối ưu hóa việc hấp thu.

Bên cạnh đó, nghệ tây do có chứa crocin và safranal nên cũng có tác dụng chống trầm cảm hiệu quả tương tự như các loại nghệ khác.

Curcumin giúp giảm các triệu chứng trầm cảm

Một nghiên cứu phân tích tổng hợp từ  6 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng khác nhau về độ an toàn, độ dung nạp, hiệu quả điều trị trầm cảm của curcumin đã chỉ ra rằng, có tới 3 nghiên cứu cho thấy curcumin có tác dụng cải thiện tình trạng bệnh trầm cảm một cách đáng kể.

Một nghiên cứu khác đánh giá về hiệu quả của curcumin lên bệnh trầm cảm được tiến hành ở Úc với tổng số 123 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là bệnh trầm cảm cho thấy: những bệnh nhân được uống curcumin đều giảm bớt các triệu chứng bệnh. Đặc biệt curcumin cũng có hiệu quả với những triệu chứng của trầm cảm không điển hình.

Nhụy nghệ tây cũng có tác dụng phòng chống trầm cảm

Đúng như vậy, nhụy nghệ tây cũng thực sự có tác dụng chống trầm cảm nhờ hai hoạt chất là crocin và safranal.  Một nghiên cứu về trầm cảm đã cho thấy kết quả: khi bệnh nhân uống khoảng 30mg Crocus sativus (nhụy nghệ tây) mỗi ngày trong vòng 8 tuần thì hiệu quả điều trị trầm cảm tương đương như việc bệnh nhân uống 20mg Fluozetin (Prozac- thuốc chống trầm cảm).

Curcumin có nhiều lợi ích với những rối loạn tâm thần kinh

Một nghiên cứu đánh giá tác dụng của curcumin lên bệnh trầm cảm và các rối loạn tâm thần đã chỉ ra: curcumin có thể có tác dụng đến các hoạt động sinh hóa trong cơ thể như: quá trình chống viêm, chống oxi hóa, bảo vệ thần kinh, điều  hòa các hoạt động tâm thần kinh.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng curcumin có tác dụng chống lại bệnh trầm cảm, rối loạn tâm thần hậu chấn thương, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, tự kỷ…. Một trong những cơ chế  phòng chống bệnh tâm thần của curcumin là do có  khả năng chống viêm rất mạnh.

Viêm mạn tính làm gia tăng nguy cơ trầm cảm

Những nghiên cứu trước đây cho thấy viêm đường tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển những triệu chứng của trầm cảm và trầm cảm luôn đi cùng với việc viêm đường tiêu hóa hoặc các bệnh tự miễn, bệnh tim mạch, bệnh tâm thần, tiểu đường typ 2 và ung thư. Những bệnh này đều  bắt nguồn từ quá trình viêm mạn tính, và chính viêm mạn tính kéo dài dai dẳng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, làm suy yếu sức khỏe và khiến cho con người ta cảm thấy khó chịu bức bối, lâu dần dẫn đến những cảm xúc tiêu cực và cuối cùng là trầm cảm.

Tối ưu hiệu quả diều trị trầm cảm

Mặc dù curcumin đã chứng minh được tiềm năng trong chống viêm mạn tính và chống trầm cảm nhưng chỉ mình chất này cũng không thể đạt được hiệu quả tối ưu nếu như chế độ ăn và lối sống không lành mạnh của bạn không thay đổi. Một vài gợi ý dưới đây có thể giúp bạn phòng chống bệnh hiệu quả hơn:

  • Hạn chế tiêu thụ những loại đường tinh trong chế độ ăn như đường trắng, ngũ cốc tinh chế, các thực phẩm chế biến sẵn.
  • Tăng cường các loại chất béo có lợi cho cơ thể như omega -3, các chất béo không no nguồn gốc thực vật.
  • Tiêu thụ protein nguồn gốc động vật ở mức vừa phải
  • Tăng cường vitamin D cho cơ thể bằng cách phơi nắng thông minh.
  • Bảo vệ hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh bằng các thực phẩm lên men.
  • Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
  • Tránh xa các  hành vi có hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, đi ngủ quá muộn, ngồi nhiều một chỗ….

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Công dụng tuyệt diệu của củ nghệ

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm