Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chuyên gia chỉ ra 6 thực phẩm người có lượng đường trong máu cao nên tránh

Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho lượng đường trong máu luôn ổn định. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ chỉ ra một số thực phẩm mà người bị đường huyết cao nên tránh trong các dịp lễ sắp tới.

Kẹo là thực phẩm nên hạn chế ăn khi bạn có lượng đường trong máu cao.

Thực tế, không có thực phẩm nào có thể làm giảm lượng đường trong máu, vì đó là công việc của insulin, nhưng việc hạn chế các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ giúp lượng đường trong máu cân bằng hơn.

Theo chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Alissa Palladino cho biết: "Để kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn trong kỳ nghỉ lễ, bạn hãy tránh ăn riêng các thực phẩm giàu tinh bột. Thay vào đó, tôi khuyên bạn nên kết hợp chúng với một nguồn protein. Điều này làm chậm quá trình tiêu hóa, ngăn lượng đường trong máu tăng đột biến và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn".

Vị chuyên gia này cho biết thêm, trong ngày lễ, nếu bạn muốn ăn một chiếc bánh quy, hãy kết hợp nó với một loại thực phẩm có chứa protein, chẳng hạn như một miếng pho mát hoặc thậm chí là một ly sữa. Nếu bạn định ăn bánh kếp (pancake) vào Giáng sinh, hãy kết hợp chúng với sữa chua Hy Lạp hoặc trứng chiên để cung cấp protein.

Điều quan trọng cần nhớ là không một loại thực phẩm hoặc bữa ăn nào có thể ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát tổng lượng đường trong máu của bạn. Bạn có quyền quyết định loại thực phẩm nào cảm thấy xứng đáng hay không trong bữa tiệc ngày lễ của mình, nhưng chúng tôi mong muốn trang bị cho bạn kiến thức để tự đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Dưới đây là một số loại thực phẩm người có lượng đường trong máu cao nên tránh:

1. Nước sốt việt quất

Nước sốt việt quất chứa nhiều đường

Nước sốt việt quất chứa nhiều đường.

Loại nước sốt truyền thống này mặc dù rất ngon nhưng lại có chứa nhiều đường. Với 22gr mỗi khẩu phần, nước sốt này nhanh chóng đạt được các hướng dẫn về chế độ ăn kiêng bổ sung đường.

Các hướng dẫn khuyến nghị hạn chế lượng đường bổ sung ở mức 25gr hoặc ít hơn mỗi ngày vì sức khỏe của bạn. Điều đó có nghĩa là một khẩu phần nước sốt việt quất chứa gần 90% giới hạn hàng ngày đối với đường bổ sung.

Để ngăn lượng đường trong máu tăng đột biến, hãy cân nhắc giữ khẩu phần ăn của bạn hợp lý và kết hợp nó với các lựa chọn protein cho ngày lễ như gà tây hoặc giăm bông. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp thay thế lành mạnh hơn, hãy cân nhắc việc tự làm nước sốt nam việt quất để kiểm soát lượng đường bổ sung.

2. Kẹo

Kẹo thường sẽ rất hấp dẫn khi được đặt trước mặt, tuy nhiên nó lại chứa nhiều đường bổ sung và sẽ làm tăng lượng đường trong máu rất nhanh, đặc biệt là ăn khi bụng đói. Ngoài ra, kẹo không chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Jaramillo Shena khuyên: "Hãy để ý những viên kẹo. Những thứ này có thể phức tạp vì chúng nhỏ và có ở khắp mọi nơi trong các ngày lễ. Kẹo có thể ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu".

3. Bánh quy giòn

Người có lượng đường trong máu cao nên hạn chế ăn bánh quy giòn

Người có lượng đường trong máu cao nên hạn chế ăn bánh quy giòn.

Nếu bạn đang tìm kiếm một món ăn nhẹ cho các sự kiện ngày lễ, thì bánh quy giòn không phải là lựa chọn phù hợp. Loại bánh này không chỉ làm tăng lượng đường trong máu mà còn có thể khiến bạn nhanh cảm thấy đói hơn. Bánh quy giòn là nguồn cung cấp carbohydrate tiêu hóa nhanh có thể làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn.

Theo chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Lisa Andrews, hãy thay thế bánh quy giòn hoặc khoai tây chiên bằng các loại hạt. Những thực phẩm này bổ sung một số chất đạm, chất xơ và chất béo lành mạnh.

4. Khoai lang hầm

Khoai lang vốn đã có vị ngọt tự nhiên nhưng sẽ càng ngọt hơn khi bạn cho chúng vào nồi hầm, phủ đường nâu, mật mía và kẹo dẻo lên trên. Món ăn này có thể tăng nhanh tổng lượng carbohydrate tiêu thụ cho bữa ăn của bạn.

"Khoai lang hầm có thể là một trong những món ăn chứa lượng đường lớn nhất trong các ngày lễ. Vị ngọt tự nhiên trong khoai lang, cộng thêm đường nâu và kẹo dẻo thực sự làm mất ổn định lượng đường trong máu. Nếu đây là món yêu thích trong kỳ nghỉ, bạn hãy cân nhắc ăn một phần nhỏ sau bữa ăn bằng cách thưởng thức nó như món tráng miệng", chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Sharon Puello nói.

5. Bánh ngọt ăn sáng

Nên tránh hoặc hạn chế ăn bánh ngọt trong bữa sáng

Nên tránh hoặc hạn chế ăn bánh ngọt trong bữa sáng.

Việc chọn bữa sáng giàu carbohydrate, ít protein có tác động tiêu cực đến việc kiểm soát lượng đường trong máu trong thời gian còn lại trong ngày. Trong một nghiên cứu gần đây cho thấy, bữa sáng giàu protein có thể điều chỉnh sự thèm ăn và cảm giác thèm ăn trong ngày. Tuy nhiên, hãy tránh xa các lựa chọn có chứa đường cao như bánh ngọt và chuyển sang dùng ngũ cốc nguyên hạt để cân bằng lượng đường trong máu.

Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Christina Badaracco giải thích: "Tôi khuyên bạn nên tránh hoặc hạn chế bánh ngọt cho bữa sáng. Điều quan trọng là phải có các bữa ăn cân bằng với ngũ cốc nguyên hạt giúp cung cấp chất xơ cũng như chất béo và protein lành mạnh để giữ cho lượng đường trong máu ổn định và thúc đẩy cảm giác no".

Các lựa chọn tốt hơn để thay thế cho bữa sáng bao gồm bột yến mạch với quả mọng và quả hạch, bánh kếp ngũ cốc nguyên hạt hoặc bánh nướng xốp ngũ cốc nguyên hạt. Mọi người có thể thêm sữa chua nguyên chất, bơ hạt hoặc một quả trứng luộc chín giúp ngăn ngừa sự gia tăng lượng đường trong máu.

6. Các loại bánh nướng

Một số loại bánh nướng có thể chứa nhiều đường và calo, tuy nhiên không phải vì thế mà bạn bắt buộc phải dừng ăn món yêu thích này. Theo chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Jennifer Fiske, bạn vẫn có thể ăn bánh nướng nhưng đừng ăn một mình.

Thay vào đó, bạn nên dùng kèm món tráng miệng trong bữa ăn để kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 12 mẹo ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến?

Lê Tuyết - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm