Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chuối xanh: tốt hay không?

Chuối là một loại trái cây vừa có vị ngon lại rất dễ ăn. Ngoài ra, chuối còn rất giàu các loại vitamin và khoáng chất. Đa số mọi người đều ăn khi chuối đã chín và ngả sang màu vàng, nhưng chuối chưa chín cũng có thể ăn được, mặc dù hương vị có thể sẽ không được ngon bằng chuối chín.

Sự khác biệt giữa chuối xanh và chuối chín là gì?

Chuối thường được hái từ trên cây khi vẫn còn xanh. Điều này sẽ giúp chuối không bị chín quá từ trước khi đến tay người tiêu dùng. Do vậy, bạn có thể nhìn thấy chuối xanh được bày bán ở nhiều nơi, từ chợ đến siêu thị. Ngoài sự khác biệt về màu sắc, thì chuối xanh và chuối chín cũng có rất nhiều đặc điểm khác nhau:

  • Hương vị: Chuối xanh sẽ không ngọt như chuối chín mà có vị đắng và hơi chat
  • Cấu trúc: Chuối xanh sẽ cứng hơn chuối chín và đôi khi sẽ được mô tả là cứng như đá
  • Thành phần: Chuối xanh giàu tinh bột hơn chuối chín. Khi chuối chín và ngả vàng, lượng tinh bột trong chuối sẽ được chuyển hóa thành đường.

Ngoài ra, chuối xanh sẽ khó bóc vỏ hơn, trong khi chuối chín rất dễ bóc vỏ.

Khi chuối chín, lượng tinh bột trong chuối sẽ thay đổi

Chuối chưa chín có thành phần chủ yếu là tinh bột, chiếm khoảng 70-80% khối lượng chuối. Đa số tinh bột có trong chuối là tinh bột phản tính hay tinh bột kháng (resistant starch) và loại tinh bột này sẽ không được tiêu hóa tại ruột non. Bởi vậy, tinh bột dạng này thường được coi là một loại chất xơ.

Tuy nhiên, khi chuối chín, chuối sẽ mất dần đi lượng tinh bột của mình. Trong quá trình chín, lượng tinh bột trong chuối sẽ được chuyển hóa thành đường đơn (như sucrose, glucose và fructose). Chuối chín chỉ chứa khoảng 1% là tinh bột.

Chuối xanh cũng là nguồn cung cấp pectin tuyệt vời. Pectin là một loại chất xơ được tìm thấy trong trái cây, có thể giúp trái cây giữ được cấu trúc cứng của mình. Khi trái cây bị chín quá, các phân tử pectin sẽ bị phá vỡ, khiến trái cây bị mềm và nhũn.

Hàm lượng tinh bột và pection có trong chuối xanh có thể đem lại rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, bao gồm việc cải thiện sự kiểm soát đường huyết và giúp củng cố hệ tiêu hóa.

Cả chuối xanh và chuối chín đều rất giàu dinh dưỡng

Chuối xanh và chuối chín đều là những nguồn cung cấp những chất dinh dưỡng rất quan trong. Mặc dù chưa có tài liệu nào ghi lại chính xác các thành phần dinh dưỡng có trong chuối xanh, nhưng chuối xanh cũng có chứa các vi chất dinh dưỡng tương tự như chuối chín. Một trái chuối xanh hoặc chuối chín có kích thước trung bình (khoảng 118g) có chứa:

  • Chất xơ: 3.1g
  • Kali: 12% nhu cầu khuyến nghị một ngày
  • Vitamin B6: 20% nhu cầu khuyến nghị một ngày
  • Vitamin C: 17% nhu cầu khuyến nghị một ngày
  • Magie: 8% nhu cầu khuyến nghị một ngày
  • Đồng: 5% nhu cầu khuyến nghị một ngày
  • Mangan: 15% nhu cầu khuyến nghị một ngày

Một trái chuối như vậy cũng chứa khoảng 105 calo, trong đó 90% lượng calo đến từ tinh bột. Ngoài ra, chuối có chứa rất ít chất béo và protein.

Chuối xanh giúp bạn cảm thấy no và giảm cảm giác thèm ăn

Chuối xanh thường khiến bạn no rất nhanh, nguyên nhân là bởi hàm lượng chất xơ cao có trong chuối xanh. Các loại thực phẩm giàu chất xơ đều có thể giúp bạn nhanh no và cảm thấy thỏa mãn hơn sau khi ăn.

Cả tinh bột phản tính và pectin có trong chuối xanh đều có liên quan với việc tăng cảm giác no sau khi ăn và đã được khoa học chứng minh. Những loại chất xơ này có thể sẽ giúp làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, do vậy, giúp bạn ăn ít hơn. Ngoài ra ăn chuối còn giúp bạn nạp vào ít calo hơn, do vậy, có thể hỗ trợ cho quá trình giảm cân.

Chuối xanh có thể cải thiện chức năng tiêu hóa

Các chất dinh dưỡng có trong chuối xanh có thể có tác dụng như một loại prebiotic (thức ăn của lợi khuẩn). Thay vì bị giáng hóa tại ruột, tinh bột phản tính và pectin sẽ trở thành món ăn để nuôi dưỡng các loại lợi khuẩn có mặt tại đường ruột. Các lợi khuẩn sẽ làm lên men 2 loại chất xơ này, tạo ra butyrate và các chuỗi axit béo ngắn. Axit béo chuỗi ngắn có thể có rất nhiều lợi ích trong việc điều trị các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, còn có một số bằng chứng cho thấy rằng, các axit béo chuỗi ngắn có thể bảo vệ bạn khỏi tình trạng ung thư đại tràng.

Chuối xanh có ích cho việc kiểm soát đường huyết.

Lượng đường huyết tăng cao là một vấn đề sức khỏe rất đáng lo ngại. Nếu không được điều trị sớm, theo thời gian, tình trạng tăng đường huyết có thể sẽ dẫn đến tiểu đường typ 2 và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe khác.

Cả pectin và tinh bột phản tính trong chuối xanh đều đã được chứng minh có thể giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn sau khi ăn. Chuối xanh, chưa chín còn được xếp vào loại trái cây có chỉ số đường huyết (GI) thấp, với GI của chuối xanh là 30. Chuối chín hẳn có chỉ số GI quanh khoảng 60. Chỉ số GI là chỉ số dùng để đo lường xem liệu một loại thực phẩm sẽ làm tăng đường huyết của bạn nhanh hay chậm sau khi ăn. Thang đo GI được đánh số từ 0 đến 100, và những thực phẩm có chỉ số GI thấp được coi là tốt hơn trong việc giúp bệnh nhân kiểm soát đường huyết.

Vậy có khi nào chuối xanh lại không tốt không?

Nhìn chung, chuối xanh được coi là có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, có một số báo cáo trực tuyến (online) báo cáo lại rằng một số người sẽ xuất hiện các triệu chứng khó chịu sau khi ăn chuối xanh. Các triệu chứng khó chịu bao gồm chướng bụng, đầy hơi và táo bón. Ngoài ra, bạn cũng nên thận trọng khi ăn chuối xanh nếu bạn bị dị ứng với cao su. Bởi chuối xanh có chứa loại protein tương tự như loại protein gây dị ứng có trong cao su, do vậy, chuối xanh cũng có thể sẽ gây ra phản ứng dị ứng ở những người có cơ địa dị ứng với cao su.

Kết luận

Chuối xanh có thể cung cấp thêm cho bạn một vài chất dinh dưỡng và lợi ích mà chuối chín không có.

Chuối xanh rất giàu tinh bột phản tính và pectin, những chất giúp bạn cảm thấy no, cải thiện chức năng tiêu hóa và giúp giảm lượng đường huyết.

Tuy nhiên, một số người sẽ không thích vị đắng chát cũng như cấu trúc cứng của chuối xanh.

Lượng tinh bột phản tính và pectin trong chuối sẽ giảm xuống dần dần khi chuối chín, do vậy, chuối vàng sẽ chỉ có chứa một lượng nhỏ tinh bột và pectin. Vì lý do này, bạn nên ăn những loại chuối mới chỉ hơi ngả vàng, và vẫn còn sắc xanh, để có thể thu được thêm một vài lợi ích với sức khỏe.

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo authoritynutrition
Bình luận
Tin mới
  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

  • 17/04/2024

    5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam

    Khi làn da của bạn bỗng chuyển sang màu cam, đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam.

  • 17/04/2024

    Các sản phẩm từ sữa tốt cho sức khỏe tim mạch

    Việc bổ sung các chế phẩm từ sữa phù hợp có thể mang lại nhiều loại ích với sức khỏe tim mạch. Vậy bạn nên ăn và tránh những sản phẩm từ sữa nào?

  • 17/04/2024

    Vì sao phụ nữ độ tuổi 30 cần tăng cường ăn thực phẩm giàu kẽm?

    Độ tuổi 30 trở đi là giai đoạn cơ thể của người phụ nữ bắt đầu bước vào quá trình lão hóa, vì thế cần bổ sung những loại vitamin, khoáng chất. Kẽm ít được nhắc đến hơn nhưng lại là dưỡng chất có vai trò thiết yếu đối với sức khoẻ phụ nữ.

  • 17/04/2024

    Tiểu không tự chủ - những điều cần biết

    Tiểu không tự chủ là một tình trạng rất phổ biến mà không ai muốn nói đến. Vì sự kỳ thị xung quanh nó, nhiều người quá xấu hổ để tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhưng hầu hết các bệnh lý gây ra tiểu không tự chủ đều có thể được khắc phục bằng các biện pháp can thiệp y tế.

  • 17/04/2024

    Chỉ số huyết áp cho biết những gì về sức khỏe của bạn?

    Bạn có thắc mắc tại sao mỗi khi đi khám sức khỏe định kỳ, các bác sĩ đều tiến hành đo huyết áp cho bạn? Có lẽ ai cũng biết mình nên giữ huyết áp trong ngưỡng ổn định, nhưng bạn có biết chỉ số này nói lên điều gì về sức khỏe tổng thể của mình?

  • 17/04/2024

    Tác động tiêu cực của quần áo chật đối với phụ nữ mang thai

    Mang thai có thể khiến cơ thể thay đổi hình dáng và cân nặng rất nhiều. Đôi khi quần áo chật đến mức khó chịu và hằn lên các phần cơ thể.

  • 16/04/2024

    Chứng thấp lùn

    Chứng thấp lùn là tình trạng bệnh đặc trưng bởi vóc dáng nhỏ bé do nhiều yếu tố như di truyền hoặc bệnh lý gây ra. Với các triệu chứng đặc trưng rất dễ nhận biết, tình trạng này gây ra rất nhiều khó khăn trong suốt toàn bộ quá trình phát triển.

Xem thêm