1. Hiểu đúng về từng phương pháp ăn kiêng
1.1 Chế độ ăn low-carb (ít carb)
Chế độ ăn low-carb là chế độ ăn kiêng ít giới hạn lượng carbohydrate (carb) ở các mức độ khác nhau, dao động từ 10-40% tổng lượng calo hàng ngày.
Trong đó chế độ ăn kiêng rất ít carb có nghĩa là hạn chế đáng kể lượng carbohydrate nạp vào để đưa cơ thể vào trạng thái trao đổi chất tự nhiên, khi đó cơ thể đốt cháy chất béo để tạo năng lượng thay vì carbohydrate.
Phương pháp này hạn chế các loại thực phẩm như tinh bột trắng (cơm trắng, bánh mì trắng, mỳ...), đồ uống có đường và bánh kẹo. Đồng thời tăng lượng protein và chất béo từ các nguồn lành mạnh như cá, thịt, trứng, các loại hạt, rau không chứa tinh bột…
1.2 Chế độ ăn low-fat (ít chất béo)
Chế độ ăn ít chất béo yêu cầu hạn chế ăn chất béo ở mức dưới 30% tổng lượng calo tiêu thụ hàng ngày.
Các thực phẩm giàu chất béo như dầu ăn, bơ, các loại hạt, sữa nguyên chất, quả bơ thường bị hạn chế. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn thực phẩm ít chất béo tự nhiên như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, thịt gia cầm bỏ da…
Các loại thực phẩm giảm chất béo như sữa chua ít béo, sữa tách béo, thịt bò và thịt lợn nạc có thể được sử dụng ở mức cho phép.
Chế độ ăn kiêng low-carb đưa cơ thể vào trạng thái ketosis, đốt cháy chất béo để tạo năng lượng.
2. Chế độ ăn kiêng nào giúp giảm cân nhanh hơn?
Một cuộc nghiên cứu về tính hiệu quả của hai chế độ ăn kiêng đã được thực hiện với sự tham gia của 600 người trong suốt 12 tháng. Những người tham gia được chia làm 2 nhóm, gồm nhóm người thực hiện chế độ ăn kiêng low-carb hoặc low-fat.
Trong tháng đầu tiên, mỗi nhóm được chỉ định ăn cùng một lượng carbohydrate hoặc chất béo giống nhau. Sau đó, họ thay đổi dần lượng carbohydrate hoặc chất béo thấp hơn so với trước nhưng vẫn cùng mức calo tương đương 500 calo.
Ngoài ra, những người tham gia còn được khuyến khích thực hiện các hoạt động lành mạnh như tập thể thao, đi chợ đều đặn và nấu ăn tại nhà thường xuyên hơn.
Kết quả sau 1 năm, mỗi cá nhân đạt được kết quả khác nhau và trung bình một người tham gia giảm 6kg, bất kể họ thuộc nhóm chế độ ăn kiêng low carb hay low-fat. Như vậy, có thể thấy, xét về lâu dài, cả 2 chế độ lại có hiệu quả tương đương nhau.
Tuy nhiên, một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng chế độ ăn low-carb cùng hàm lượng đạm cao làm giảm cảm giác đói và cải thiện tâm trạng hơn so với chế độ ăn low-fat, đồng nghĩa với việc chế độ low-carb dễ duy trì lâu dài hơn.
Vét về lâu dài, cả 2 chế độ ăn low-carb và low-fat có hiệu quả giảm cân tương đương nhau.
3. Lưu ý khi lựa chọn chế độ ăn giảm cân
Một trong những vấn đề lớn nhất đối với những người ăn kiêng là họ không thể duy trì nó trong thời gian dài, đặc biệt đối với chế độ ăn kiêng quá khắt khe. Chính vì vậy, thay vì tìm kiếm một phương pháp ăn kiêng tốt nhất, bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp với bản thân và duy trì trong thời gian dài kết hợp với lối sống vận động đều đặn để giảm cân hiệu quả.
Bên cạnh đó, hãy chắc chắn rằng thực phẩm mà bạn lựa chọn đều phải tươi ngon, tốt cho sức khỏe thay vì thức ăn chế biến sẵn. Tránh để bản thân rơi vào tình trạng quá đói để có thể theo đuổi chế độ ăn kiêng lâu dài hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Có nên cắt bỏ hoàn toàn carb trong thực đơn giảm cân?
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.