Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự thật và hiểu lầm về tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần phức tạp, thường bị hiểu lầm, đồng thời thông tin sai lệch và sự kỳ thị xung quanh tình trạng này vẫn còn phổ biến ở nhiều xã hội. Vậy nên việc thay đổi mọi quan niệm sai lầm về bệnh tâm thần phân liệt, cũng như thúc đẩy sự đồng cảm và thấu hiểu đối với những người đang sống chung với căn bệnh này là điều rất quan trọng.

Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến nhất xung quanh bệnh tâm thần phân liệt.

Lầm tưởng 1: Tâm thần phân liệt gây ra tình trạng rối loạn đa nhân cách

Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng bệnh tâm thần phân liệt gây ra tình trạng rối loạn đa nhân cách. Một lý do cho quan niệm sai lầm này có thể là trước đây tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách có nhiều điểm nhận định được mô tả tương đồng nhau. Trên thực tế, nghiên cứu được công bố vào năm 2017 cho thấy rằng các mô tả ban đầu về bệnh tâm thần phân liệt thực sự rất giống với cách mô tả rối loạn đa nhân cách hiện nay. Tuy nhiên, khi cả hai rối loạn trải qua nhiều nghiên cứu hơn, thì rõ ràng chúng là những tình trạng khác biệt.

Tâm thần phân liệt được đặc trưng bởi các triệu chứng như ảo giác, ảo tưởng, suy nghĩ vô tổ chức và hành vi bất thường. Tình trạng này thường không liên quan đến sự hiện diện của nhiều nhân cách hoặc trạng thái nhận dạng thay đổi.

Mặt khác, rối loạn đa nhân cách được đặc trưng bởi sự hiện diện của hai hoặc nhiều trạng thái nhân cách hoặc bản sắc riêng biệt trong một cá nhân. Những trạng thái tính cách này thường phát triển khi bộ não không thể xử lý và tích hợp những trải nghiệm, cảm xúc và ký ức đau thương từ thời thơ ấu.

Lầm tưởng 2: Người bị tâm thần phân liệt không thể sống một mình hoặc không thể tự có việc làm

Tâm thần phân liệt có thể là một tình trạng khó quản lý, nhưng với sự hỗ trợ và điều trị thích hợp, nhiều người mắc chứng rối loạn này có thể giữ được công việc và sống độc lập. Tuy nhiên, khả năng làm việc sẽ thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh và mức độ suy giảm chức năng.

Đọc thêm bài viết: 12 loại thực phẩm giúp tăng cường chức năng não bộ

Một số người bị tâm thần phân liệt gặp khó khăn trong việc duy trì công việc do các triệu chứng của họ và nhiều người sống phụ thuộc vào sự hỗ trợ của gia đình. Tuy nhiên, những người khác có thể làm việc, sống một mình và quản lý các hoạt động hàng ngày của họ. Họ có thể tự chăm sóc bản thân, làm việc nhà và tương tác xã hội.

Lầm tưởng 3: Những người bị tâm thần phân liệt thường gây nguy hiểm hoặc có thiên hướng bạo lực

Đó là một quan niệm sai lầm phổ biến rằng tâm thần phân liệt có liên quan đến bạo lực. Trong quá khứ, bệnh tâm thần phân liệt thường bị nhầm lẫn với hành vi bạo lực, dẫn đến quan niệm sai lầm phổ biến về những người bị tâm thần phân liệt là nguy hiểm hoặc không thể đoán trước. Nghiên cứu cho thấy rằng 85 - 90% người  bị tâm thần phân liệt không gây bạo lực và có nhiều khả năng trở thành nạn nhân của bạo lực hơn là thủ phạm. Trên thực tế, những người mắc bệnh tâm thần phân liệt đang sống trong cộng đồng có khả năng trở thành nạn nhân của tội phạm bạo lực cao hơn khoảng 14 lần so với thủ phạm.

Các yếu tố như lạm dụng chất gây nghiện, tiền sử bạo lực, thiếu điều trị và hỗ trợ thích hợp là những yếu tố dự báo quan trọng hơn về hành vi bạo lực ở những người bị tâm thần phân liệt.

Lầm tưởng 4: Các phương pháp điều trị tâm thần phân liệt không hiệu quả

Hiệu quả của thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt thay đổi tùy theo từng người và trong khi một số người có thể không đáp ứng tốt với thuốc thì những người khác lại cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh. Một nghiên cứu cho thấy khoảng 81% những người mắc chứng rối loạn tâm thần giai đoạn đầu cho thấy các triệu chứng giảm ít nhất 20% sau khi dùng thuốc chống loạn thần; 52% thấy các triệu chứng của họ giảm ít nhất một nửa.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là các triệu chứng tiêu cực của tâm thần phân liệt phải kể đến như: giảm biểu hiện cảm xúc và tự ti thiếu động lực rất khó điều trị bằng thuốc. Những triệu chứng thường dai dẳng kéo dài và để lại những khiếm khuyết lâu dài ở những người bị tâm thần phân liệt.

Nhìn chung, chỉ dùng thuốc có thể không đủ để kiểm soát bệnh tâm thần phân liệt và người bệnh sẽ thường được kết hợp các hình thức điều trị khác như trị liệu hoặc đào tạo kỹ năng xã hội để đạt được kết quả tối ưu.

Đọc thêm bài viết: 7 thực phẩm tốt cho não giúp học sinh tăng cường trí nhớ

Lầm tưởng 5: Tâm thần phân liệt luôn là một trải nghiệm căng thẳng và không mong muốn

Tâm thần phân liệt là một tình trạng mãn tính có thể gây ra một loạt các triệu chứng đau buồn, bao gồm: ảo giác, ảo tưởng; suy nghĩ, lời nói vô tổ chức, suy giảm chức năng xã hội. Tuy nhiên, một số người nhận thấy rằng thay vì làm họ khó chịu, giọng nói mà họ nghe được mang lại sự an ủi và giúp đỡ họ trong cuộc sống.

Nếu các triệu chứng khiến bạn cảm thấy đau khổ, bạn có thể làm việc với các nhà tâm lý học để giảm các triệu chứng. Nhiều người có thể thuyên giảm trong thời gian dài nhờ điều trị thích hợp. Ngoài ra còn có một bộ phận sống hài hòa với trải nghiệm của họ hơn là loại bỏ nó. Với sự hỗ trợ từ nhà trị liệu hoặc nhà tâm lý học, những giọng nói này có thể trở thành một phần có giá trị để hỗ trợ cảm xúc của họ.

Khi bạn có những băn khoăn lo lắng về chọn lựa thực phẩm để tăng cường sức khỏe não bộ cho bản thân và cả gia đình, hãy trao đổi với các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc qua Hotline 0935183939 hoặc 02436335678.

BS Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

Xem thêm