Trẻ chậm nói sẽ phát âm không chuẩn, thậm chí còn nói ngọng, nói líu lưỡi. Nguyên tắc đầu tiên là không được bắt chước cách nói của trẻ, vì điều này khiến trẻ hình thành thói quen khó sửa, lâu dần sẽ khiến trẻ nói sai, nói ngọng nhiều hơn.
Khi giao tiếp với trẻ, hãy gọi tên và yêu cầu trẻ nhìn bằng mắt. Điều này gây sự chú ý và tương tác mắt, cũng như tạo chiều sâu trong quá trình giao tiếp. Thường xuyên thể hiện hoạt động này sẽ giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu được hoạt động giao tiếp. Nhờ đó mà tạo ra những phản ứng tích cực trong khi giao tiếp.
Có một nguyên tắc trong bài tập cho trẻ chậm nói đó là:
- Dạy từng âm cho đến khi trẻ hoàn thiện được:
+ Bắt đầu bằng các nguyên âm: U….. a….. i….e…..ê
+ Sau đó đến các phụ âm: B……… p…… d….. đ……k…..n….m
+ Khi giao tiếp với trẻ được thực hiện theo nguyên tắc 2/1/2.
Có nghĩa là ngắt câu chậm và theo nhịp như 2/1/2 như: Lấy/cho mẹ/ cái/cốc… Hoạt động này giúp trẻ hiểu được yêu cầu và có phản ứng tốt hơn khi giao tiếp cũng như thực hiện yêu cầu.
Bằng cách mua cho trẻ những món đồ chơi như các con thú, hay các con vật dưới nước. Mẹ vừa chơi cùng bé và chỉ vào các con thú, sau đó đọc tên chúng lên, điều này sẽ giúp trẻ kết nối được với ngôn ngữ nhanh hơn, vừa có thể ghi nhớ hình dáng con vật và cả tên của chúng. Đây là cách dạy trẻ chậm nói tại nhà đơn giản, hiệu quả, cha mẹ có thể áp dụng.
Trẻ chậm nói có nghĩa là khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm hơn so với các mốc phát triển ngôn ngữ thông thường.
(Ảnh minh hoạ)
Mẹ có thể dùng thẻ học gồm có các con vật, các loại quả, các loại hoa… vừa chỉ tay và đọc to cho bé nghe, rồi dạy trẻ nói các từ đơn giản như cá, gà, quả, nhà… Việc làm này sẽ kích thích trẻ, giúp trẻ hứng thú hơn, bởi thẻ học có nhiều màu sắc bắt mắt.
Hãy cho trẻ có thời gian để xử lý thông tin khi đưa ra yêu cầu đối với trẻ. Cùng chờ đợi phản ứng từ 5 - 10 giây, nếu trẻ không thực hiện được, hãy làm mẫu giúp trẻ. Lặp lại nhiều lần trong những tình huống và các trường hợp khác nhau.
Ở lớp học trẻ phải tự lực nhiều thứ như tự ăn, tự uống, tự đòi đi vệ sinh và trẻ bắt buộc phải biết ngôn ngữ để hòa nhập với các bạn khác. Khi đó, chứng chậm nói sẽ tự khắc phục được.
Phát hiện sớm trẻ chậm nói và điều chỉnh kịp thời sẽ hỗ trợ trẻ rất nhiều trong quá trình hoàn thiện phát âm.
(Ảnh minh hoạ)
Đừng vì công việc quá bận rộn, không có thời gian chăm sóc trẻ, trò chuyện cùng trẻ mà cho trẻ làm quen với những thiết bị như: Tivi, ipad, điện thoại… Chính điều này sẽ hạn chế khả năng giao tiếp của trẻ, khiến trẻ bị chậm nói.
Đơn giản bằng cách đọc truyện cho trẻ nghe. Cha mẹ hãy cố gắng dành thời gian để chơi đồ chơi cùng trẻ, tranh thủ cho trẻ biết những điều mới lạ xung quanh. Khi làm như vậy sẽ giúp trẻ học được kỹ năng giao tiếp và hạn chế tình trạng chậm nói ở trẻ.
- Trẻ được tận hưởng không khí trong lành ngoài trời, sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn sau thời gian dài ở trong nhà.
- Trẻ sẽ hấp thu được vitamin D từ ánh nắng mặt trời trong lúc tham gia các hoạt động vận động mạnh.
- Giúp cải thiện mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, tạo điều kiện giúp trẻ nghe lời hơn.
- Bên cạnh đó, các hoạt động theo nhóm ngoài trời đòi hỏi cần sự nỗ lực thần kinh, giúp củng cố và khích lệ hành vi ở trẻ hiệu quả hơn.
Bố mẹ đừng quên nhìn nhận biểu hiện tốt của trẻ, hãy thưởng cho con bằng hệ thống điểm thưởng. Bạn có thể lập bảng đánh giá vào những lần con hoàn thành việc tốt trong thời gian hợp lý. Trẻ cũng có thể nhìn vào bảng đó để phấn đấu trong những lần làm việc khác. Khen ngợi hành vi tốt sẽ giúp trẻ củng cố hành vi tốt đó.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng khi trẻ làm sai cũng cần có mức phạt rõ ràng. Cha mẹ đừng quá vụn vặt, la mắng trẻ bởi những lỗi nhỏ, hãy bỏ qua để ghi nhận những nỗ lực của trẻ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói cha mẹ cần biết.
Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần phức tạp, thường bị hiểu lầm, đồng thời thông tin sai lệch và sự kỳ thị xung quanh tình trạng này vẫn còn phổ biến ở nhiều xã hội. Vậy nên việc thay đổi mọi quan niệm sai lầm về bệnh tâm thần phân liệt, cũng như thúc đẩy sự đồng cảm và thấu hiểu đối với những người đang sống chung với căn bệnh này là điều rất quan trọng.
Trái cây là lựa chọn hàng đầu để tăng cường hệ miễn dịch. Bạn hãy đảm bảo ăn 3-4 phần trái cây mỗi ngày.
Bổ sung dinh dưỡng phù hợp trước khi tập luyện giúp bạn có đủ năng lượng để duy trì thể lực trong suốt quá trình tập luyện, đảm bảo không bị kiệt sức và hạn chế rủi ro chấn thương trong khi tập.
Việc ăn sữa chua mỗi ngày hỗ trợ hệ tiêu hóa tạo môi trường thuận lợi giúp một lượng lớn các vi khuẩn có lợi phát triển từ đó bảo vệ hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng.
Nhiều cha mẹ cho rằng, khi trẻ bị tiêu chảy cần phải kiêng một số thực phẩm có thể khiến trẻ lâu khỏi hơn như tôm, cá, sữa và sữa chua. Bài viết là những giải đáp của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng khi trẻ đang bị tiêu chảy.
Một số thông tin cho rằng người già cần ngủ ít hơn nhưng điều đó là không đúng sự thật. Tất cả người trưởng thành cần ngủ từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm. Khi chúng ta già đi, việc ngủ ngon trở nên khó khăn hơn nhưng người cao tuổi vẫn cần phải ngủ từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm. Một trong những thách thức đối với quá trình lão hóa lành mạnh là khắc phục các vấn đề về giấc ngủ để đảm bảo rằng chúng ta được nghỉ ngơi đầy đủ để có sức khỏe tốt.
Yến mạch là loại ngũ cốc nguyên hạt giàu dinh dưỡng và chất xơ có lợi cho sức khỏe. Chính vì thế nó là một trong những thực phẩm lành mạnh để giảm cân nhưng điều quan trọng là cần ăn yến mạch đúng cách.
Công viên nước là một địa điểm hoàn hảo giúp hạ nhiệt, giải phóng năng lượng và tăng sự gắn kết trong gia đình. Tuy nhiên, bạn cần mang theo gì để cuộc đi chơi luôn an toàn và vui vẻ?