Hầu hết phospho trong cơ thể bạn nằm trong xương. Một lượng nhỏ phospho được tìm thấy bên trong các tế bào. Hạ phospho máu có thể do nhiều nguyên nhân nhưng có xu hướng phổ biến hơn ở những bệnh nhân bị bệnh nặng. Nghiên cứu cho thấy hạ phospho máu có thể ảnh hưởng đến 15% số người được chăm sóc đặc biệt và tới 80% những người mắc chứng rối loạn sử dụng rượu, nhiễm toan ceton do tiểu đường hoặc nhiễm trùng huyết. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về tình trạng hạ phospho máu, nguyên nhân cũng như cách chẩn đoán và điều trị.
Phân loại hạ phospho máu
Hạ phospho máu có thể là tình trạng cấp tính hoặc mãn tính. Ngoài ra, hạ phospho máu cũng có thể do di truyền. Hạ phospho máu có tính chất di truyền là một dạng bệnh hiếm gặp cũng có thể dẫn đến bệnh còi xương và mềm xương hay còn gọi là nhuyễn xương.
Hạ phospho máu có tính chất gia đình có các phân nhóm sau:
Đọc thêm bài viết: Mất bao lâu để giảm nồng độ cholesterol trong máu?
Nguyên nhân và tác nhân gây hạ phospho máu
Hạ phospho máu cấp tính là do sự vận chuyển phospho giữa các tế bào cùng với sự cạn kiệt khoáng chất trong thời gian dài. Hạ phospho huyết mãn tính xảy ra khi thận không thể tái hấp thu phospho. Trong các trường hợp hạ phospho máu không di truyền, tình trạng hạ phospho máu cấp tính có thể gặp trong các bệnh lý hoặc tình trạng như:
Hạ phospho máu mãn tính có thể gặp trong các bệnh hoặc các tình trạng:
Bất kỳ tác nhân nào trong số này cũng được coi là yếu tố nguy cơ gây hạ phospho máu.
Triệu chứng
Nhiều người bị hạ phospho máu thể nhẹ không có triệu chứng. Các triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi mức phospho của bạn giảm xuống rất thấp. Các triệu chứng khi hạ phospho máu:
Chẩn đoán
Chẩn đoán hạ phospho máu thường bắt đầu bằng xét nghiệm máu nếu nồng độ phospho giảm xuống dưới 2,5 mg/dL hoặc 0,81 mmol/L. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ có thể dễ dàng xác định nguyên nhân của tình trạng này. Các vấn đề về dinh dưỡng hoặc các bệnh như tiểu đường thường khá rõ ràng.
Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể cho bạn làm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra lượng phospho được bài tiết qua nước tiểu trong 24 giờ. Nếu ít hơn 100 mg, bạn không bài tiết đủ. Nếu nhiều hơn 100 mg, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn không tái hấp thu phospho đúng cách. Tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn, bạn có thể cần xét nghiệm khác, chẳng hạn như kiểm tra xơ gan do lạm dụng rượu.
Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn giúp làm giảm lượng triglyceride trong máu
Điều trị
Nếu một loại thuốc gây ra tình trạng hạ phospho máu, bạn sẽ cần phải ngừng dùng thuốc. Bạn có thể khắc phục các triệu chứng nhẹ và ngăn ngừa hạ phospho máu bằng cách bổ sung phospho vào chế độ ăn uống của mình. Sữa và các thực phẩm từ sữa khác là nguồn phospho tốt. Nếu mức vitamin D của bạn thấp, bạn cũng cần tăng lượng vitamin .
Nếu tình trạng hạ phospho máu nghiêm trọng, bạn có thể cần truyền phospho liều cao qua tĩnh mạch. Những người hạ phospho máu có tính di truyền sẽ cần bổ sung cả phospho và vitamin D để bảo vệ xương và cần trám răng để bảo vệ răng khỏi bị sâu.
Các biến chứng và bệnh liên quan
Bạn cần phospho để duy trì xương khỏe mạnh. Thiếu phospho có thể dẫn đến yếu xương, gãy xương và tổn thương cơ. Tình trạng hạ phospho máu nghiêm trọng không được điều trị có thể ảnh hưởng đến hơi thở của bạn và có thể đe dọa đến tính mạng. Các biến chứng của chứng của hạ phospho máu:
Các câu hỏi thường gặp
Nguyên nhân chính gây hạ phospho máu là gì?
Hạ phospho máu cấp tính là do sự mất cân bằng giữa các tế bào dẫn đến giảm nồng độ phospho trong thời gian ngắn. Tình trạng hạ phospho máu mãn tính xảy ra khi thận không tái hấp thu được hết lượng phospho theo thời gian. Điều này có thể được gây ra bởi nhiều bệnh lý và cũng có thể là do di truyền.
Làm thế nào để bạn khắc phục tình trạng hạ phospho máu?
Để điều trị hạ phospho máu, bạn cần điều trị nguyên nhân cơ bản và bổ sung lượng phospho thiếu hụt khi cần thiết.
Hạ phospho máu có đe dọa tính mạng không?
Hạ phospho máu có thể dẫn đến suy tạng và tử vong trong mọt số trường hợp.
Chế độ ăn uống không phải là một liều thuốc chữa bệnh nhanh chóng, nhưng nó có khả năng cao giúp cải thiện tình trạng thiếu máu của bạn. Liên hệ ngay Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.