Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc da khi giao mùa

Khi nhiệt độ thay đổi, da dễ tổn thương, lão hóa dẫn đến nứt nẻ, mất nước và kích ứng, nhất là da nhạy cảm và người lười chăm sóc.

Miền Bắc chuẩn bị đón đợt gió mùa đông bắc mạnh nhất từ đầu mùa trong tuần tới, chỉ còn 20-28 độ. Miền Trung, Nam liên tiếp mưa giông, nhiệt độ giảm. Theo thạc sĩ, bác sĩ Thái Thanh Yến, khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, vào thời điểm giao mùa, da dễ bị tổn thương và lão hóa nhanh nhất. Những thay đổi về thời tiết từ nóng sang lạnh và ngược lại, hoặc thay đổi hướng gió, gặp mưa đều khiến da dễ bị viêm nhiễm.

Ngoài ra, khi nhiệt độ giảm mạnh, da dễ khô, nứt nẻ và mất nước, kích ứng dẫn đến một số bệnh như chàm, bệnh vảy nến, lupus ban đỏ, hội chứng Raynaud... Môi trường ẩm ướt thuận lợi cho vi nấm phát triển gây bệnh nấm da, hăm kẽ, nấm móng... Mức độ bị ảnh hưởng phụ thuộc nhiều yếu tố như cấu tạo di truyền, loại da, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Tẩy tế bào chết mỗi tuần 1-2 lần kết hợp với đắp mặt nạ dưỡng da để giúp da được dưỡng tốt hơn.

(Ảnh: Healthy)

Theo bác sĩ, da có xu hướng tiết dầu nhiều hơn vào mùa hè và bong tróc trong mùa lạnh. Do đó, bạn cần có điều chỉnh sớm để chăm sóc. Trong đó, dưỡng da và tẩy da chết sẽ giúp loại bỏ các tế bào da chết từ lớp bên ngoài. Nên tẩy tế bào da chết một đến hai lần một tuần, không tẩy quá nhiều lần vì có thể dẫn đến mẩn đỏ và kích ứng. Riêng da khô nên dùng loại có chứa AHA.

Sử dụng sữa rửa mặt không mùi, không chứa xà phòng hoặc xà phòng nhẹ thay vì chất tẩy rửa mạnh để không làm tổn thương lớp bảo vệ, giảm tối đa nguy cơ gây kích ứng. Sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ có tác dụng kiềm dầu và không làm bít tắc vùng nang lông để cân bằng PH da. Nếu da nổi mụn, tiết quá nhiều dầu, tránh trang điểm quá đậm và dày. Đắp mặt nạ mỗi tuần một lần sẽ làm sạch sâu lỗ chân lông, da khỏe và giữ được độ cân bằng pH tự nhiên.

Nam giới cần lưu ý đến làn da của mình trong thời điểm nhạy cảm. Bác sĩ Đỗ Kim Anh, Khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ công nghệ cao, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết làn da nam giới có lớp sừng dày hơn nữ giới 20% nhưng độ ẩm kém hơn, nhất là sau 40 tuổi. Chỉ số sắc tố melanin cao, độ đàn hồi da kém và độ PH da tăng dần theo tuổi. Nếp nhăn trên da cũng nhiều hơn nữ giới.

Ngoài ra, làn da nam giới sinh nhiều chất nhờn hơn, dễ bị dày dính và hình thành nút chặn lỗ chân lông. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây sưng, đỏ, mủ và nhiều tổn thương khác. Nam giới cũng ít chăm sóc da, nhất là bước làm sạch.

Để khắc phục, bạn có thể bắt đầu từ tẩy sừng da 2-3 lần mỗi tuần, không sử dụng nước nóng khiến da khô hơn và nên dùng khăn thấm khô thay vì chà xát da. Hạn chế uống rượu, bia hay sử dụng các chất kích thích.

Trường hợp nam hoặc nữ đang gặp các vấn đề do mụn ở tuổi dậy thì, hãy cân nhắc điều trị sớm để tránh các tình trạng thâm mụn hay sẹo vĩnh viễn trên da. Tạo thói quen uống nhiều nước, tập thể dục đều đặn; lưu ý khi chơi thể thao ngoài trời.

Luôn thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài đường và cả ở trong nhà, kể cả lúc trời, không nắng do tia UV luôn tồn tại xuyên qua mây vào sâu trong da. Tia UV làm tăng sắc tố da, lão hóa sớm, tăng nguy cơ ung thư da...

Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bổ sung vitamin cho cơ thể, như vitamin B trong gà tây, cá ngừ, ngũ cốc, đậu, chuối giúp da khỏe mạnh, phục hồi làn da khô. Vitamin C từ cam quýt, ớt, cà chua tác dụng cho da mềm mại, trắng sáng, gia tăng sản xuất collagen chống lão hóa. Vitamin E trong đậu nành, ngũ cốc, các loại hạt tăng cường độ ẩm cho da, chống oxy hóa, giảm sự hình thành sắc tố da.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: “Chiều chuộng” da lúc giao mùa.

Thùy An - Theo vnexpress.net
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm