Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cha mẹ thông thái chọn sữa nào cho trẻ tuổi học đường 6–15 tuổi

Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.

1. Tại sao trẻ lứa tuổi học đường nên uống sữa?

Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, bữa ăn hàng ngày của trẻ học đường hiện chỉ cung cấp 400–600mg canxi, đạt khoảng 50–60% nhu cầu khuyến nghị (1000–1200mg/ngày). Trong khi đó, sữa là nguồn giàu canxi, vitamin D và protein dễ hấp thu, kèm theo nhiều vi chất như kẽm, sắt, vitamin A, B, K2… Đây là những yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình tạo xương, phát triển chiều cao và tăng cường miễn dịch.

Mỗi đơn vị sữa (1 hộp sữa chua 100g, 100ml sữa tươi/sữa công thức pha đúng chuẩn) chứa khoảng 250-300mg canxi và nhiều vi khoáng khác, như vậy 3 đơn vị sữa mỗi ngày, cùng với khẩu phần ăn cơ bản tại gia đình có thể đáp ứng đủ nhu cầu phát triển xương cho trẻ.

Người lớn cũng cần uống sữa hằng ngày

Sữa công thức còn thường được bổ sung thêm các chất cần thiết như sắt (phòng thiếu máu), I ốt (phòng bướu cổ), cùng các axit béo thiết yếu như DHA, ARA giúp phát triển trí não.

2. Lý do nên chọn loại sữa phù hợp với tình trạng dinh dưỡng của trẻ

Thị trường có nhiều loại sữa dành cho lứa tuổi này: sữa tươi không đường, sữa nước, sữa công thức; sữa chua có đường, không đường; sữa tách béo, sữa cao năng lượng, sữa hạt…; chọn loại nào thực sự là câu hỏi đau đầu cho cha mẹ.

Ngoài việc phù hợp với sở thích, túi tiền, quan trọng nhất, cha mẹ phải chọn loại phù hợp với tình trạng dinh dưỡng của con. Ví dụ, trẻ thấp còi, nhẹ cân mà dùng sữa ít béo, không đường vì sợ “sữa có đường gây bệnh” thì sẽ càng dễ thiếu dinh dưỡng hơn. Ngược lại, trẻ thừa cân, béo phì lại được cho uống sữa cao năng lượng vì chiều theo khẩu vị, sở thích sẽ dẫn tới tăng cân nhanh, tăng nguy cơ béo phì và mắc bệnh mạn tính sớm.

Trẻ thừa cân hay suy dinh dưỡng có nên uống sữa không?

Câu trả lời là CÓ, nhưng cần lựa chọn sữa phù hợp. Trẻ thừa cân vẫn cần canxi và các vi chất từ sữa để phát triển chiều cao, tuy nhiên cần hạn chế các thực phẩm nhiều đường, chất béo đi kèm, đồng thời tăng cường vận động. Ngược lại, trẻ suy dinh dưỡng cần sữa năng lượng cao, giàu đạm và vi chất để bắt kịp đà tăng trưởng

3. Khuyến nghị sử dụng sữa theo độ tuổi

Độ tuổi

Lượng sữa và chế phẩm sữa mỗi ngày

6–7 tuổi

4,5 đơn vị*: 15g phô mai, 100ml sữa chua, 250ml sữa lỏng

8–9 tuổi

5 đơn vị: 30g phô mai, 100ml sữa chua, 200ml sữa lỏng

10–15 tuổi

6 đơn vị: 30g phô mai, 200ml sữa chua, 200ml sữa lỏng

1 đơn vị = 100ml sữa hoặc 15g phô mai hoặc 100ml sữa chua.

Dùng sữa mỗi ngày

4. Các lưu ý khi chọn sữa cho trẻ lứa tuổi học đường

#1. Ưu tiên sữa có thành phần hỗ trợ phát triển chiều cao và trí tuệ:

  • Canxi và vitamin D: là hai vi chất thiết yếu giúp tăng mật độ xương và phát triển chiều cao. Ưu tiên chọn sữa có ít nhất 240–300mg canxi và 1.5–2.5mcg vitamin D trên 100ml.
  • Vitamin K2: Hỗ trợ vận chuyển canxi đến xương, giúp xương chắc khỏe.
  • Protein chất lượng cao: Cung cấp axit amin cần thiết cho quá trình tăng trưởng và sửa chữa mô.
  • Omega-3 (DHA, EPA): Hỗ trợ phát triển trí não, đặc biệt quan trọng với lứa tuổi học đường cần tập trung cao cho học tập.

Tìm hiểu thêm: Tất cả mọi điều bạn cần biết về canxi

#2. Dựa theo thể trạng dinh dưỡng của trẻ:

  • Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi nên chọn sữa cao năng lượng, giàu chất đạm, canxi và được bổ sung các vi chất thiết yếu như kẽm, sắt, i-ốt.
  • Trẻ bình thường, khỏe mạnh có thể dùng sữa tươi, sữa tiệt trùng hoặc sữa công thức theo độ tuổi, chú ý bổ sung thêm chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai để đa dạng nguồn dinh dưỡng.
  • Trẻ thừa cân, béo phì nên chọn sữa ít béo hoặc tách béo, không đường, hạn chế sữa cao năng lượng và nên kết hợp chế độ ăn – vận động hợp lý.

#3. Lưu ý đến khả năng dung nạp: Một số trẻ có thể bị bất dung nạp lactose (đầy bụng, tiêu chảy sau khi uống sữa), cha mẹ có thể lựa chọn sữa không lactose hoặc sữa thực vật (như sữa hạt), nhưng cần đảm bảo loại sữa đó được bổ sung canxi và vitamin D đầy đủ.

#4. Chọn sữa phù hợp theo độ tuổi: Trẻ từ 6–15 tuổi có nhu cầu dinh dưỡng khác biệt so với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Vì vậy, cần chọn loại sữa ghi rõ dành cho trẻ từ 6 tuổi trở lên, tránh dùng nhầm sữa dành cho trẻ sơ sinh hoặc dưới 36 tháng tuổi (vốn có công thức khác và không phù hợp về nhu cầu dinh dưỡng).

#5.Đa dạng hóa nguồn sữa: Không nhất thiết phải ép trẻ uống một loại sữa duy nhất. Có thể phối hợp linh hoạt giữa sữa tươi, sữa chua, phô mai, sữa hạt bổ sung canxi... miễn là tổng lượng canxi và vi chất đáp ứng đủ khuyến nghị mỗi ngày (1000–1200mg canxi, 15mcg vitamin D tùy độ tuổi).

Tìm hiểu thêm: Không dung nạp đường lactose trong sữa ở trẻ em

5. Tránh xa sữa giả

Chọn sữa nào cho trẻ tuổi học đường

Không có loại sữa nào giúp trẻ tăng vọt 5–7cm trong 1 tháng. Chiều cao chỉ có thể cải thiện bền vững thông qua chế độ dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ khoa học.

Lưu ý để tránh mua phải sữa giả:

  • Chọn thương hiệu uy tín: Có mặt trên thị trường từ 5–10 năm trở lên.
  • Mua tại điểm bán chính hãng: Nhà thuốc, siêu thị lớn, cửa hàng mẹ & bé, sàn thương mại chính thức.
  • Xem kỹ bao bì: Tem chống giả, mã QR truy xuất rõ ràng.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu trẻ có dị ứng, hoặc đang điều trị bệnh lý mạn tính.

Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng VIAM

Sữa là lựa chọn dinh dưỡng thông minh nếu được sử dụng đúng cách. Cha mẹ hãy là người tiêu dùng thông thái, lựa chọn sản phẩm phù hợp để đồng hành cùng con trong hành trình phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ.

Trẻ lứa tuổi học đường cần được khám dinh dưỡng định kỳ hàng năm, để bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng đánh giá chính xác tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ, từ đó có các tư vấn, hướng dẫn về sử dụng sữa, các chế phẩm từ sữa, chế độ dinh dưỡng phù hợp để trẻ phát triển tối ưu trong giai đoạn này.

Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM là phòng khám dinh dưỡng hàng đầu, chuyên cung cấp dịch vụ  tư vấn dinh dưỡng, tư vấn lựa chọn và sử dụng sữa khoa học, phù hợp với bé yêu của bạn. Đặt lịch khám tại đây.

Nhà thuốc VIAM cung cấp các sản phẩm sữa dinh dưỡng chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của trẻ mọi lứa tuổi và mức giá tốt nhất. Tư vấn và đặt mua hàng tại đây.

 

Tài liệu tham khảo:

https://vienyhocungdung.vn/bo-y-te-yeu-cau-sua-hoc-duong-phai-co-du-21-vi-chat-20191206135821527.htm

https://vienyhocungdung.vn/sua-hoc-duong-giai-phap-toi-uu-cho-cau-chuyen-nguoi-viet-lun-20181012120731366.htm

https://vienyhocungdung.vn/chuyen-gia-dinh-duong-huong-dan-cach-su-dung-sua-sua-chua-pho-mai-cho-tung-do-tuoi-20230118165402235.htm

https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1046/j.1467-3010.2002.00271.x

https://baomoi.com/chuyen-gia-chi-cach-nhan-dien-va-lua-chon-sua-an-toan-cho-tre-em-c51976798.epi

https://youmed.vn/tin-tuc/dinh-duong-cho-tre-tu-6-den-17-tuoi/

 

Trương Phan Hồng Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam -
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Sử dụng kháng sinh an toàn cho trẻ em

    Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.

  • 18/04/2025

    Cha mẹ thông thái chọn sữa nào cho trẻ tuổi học đường 6–15 tuổi

    Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.

  • 18/04/2025

    Người mắc hội chứng ống cổ chân nên ăn gì và tránh ăn gì?

    Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.

  • 18/04/2025

    Phòng chống cháy nổ mùa nóng

    Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.

  • 17/04/2025

    Hãy chọn sữa công thức đúng chuẩn cho trẻ từ 2-5 tuổi

    Ở nhóm tuổi này, bên cạnh các bữa ăn chính, sữa vẫn được khuyến nghị là thực phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn thương hiệu sữa trên thị trường, làm sao để cha mẹ chọn được loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé yêu của mình? Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ một số mẹo hữu ích giúp Bạn chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng của con.

  • 17/04/2025

    Bí quyết chọn sữa tối ưu dinh dưỡng cho trẻ 7–24 tháng tuổi

    Giai đoạn từ 7 đến 24 tháng tuổi đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khi trẻ bắt đầu được ăn dặm, thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.

Xem thêm