Bộ Y tế vừa chính thức ban hành thông tư quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong chương trình sữa học đường.
Văn bản sẽ có hiệu lực từ ngày 20/1/2020, quy định các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong chương trình này bao gồm sữa tươi nguyên chất tiệt trùng và sữa tươi tiệt trùng đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng.
Đồng thời, sữa phải bảo đảm đủ 21 vi chất dinh dưỡng với hàm lượng được quy định, gồm: Vitamin D3, canxi, sắt, vitamin A, E, C, B1, B2, B3, B5, B6, B7, B12, axit folic, vitamin K1, kẽm, đồng, i ốt, selen, phospho, magie.
![]() |
Đối tượng hướng tới của chương trình sữa học đường là trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tự nguyện tham gia. Ảnh: H.N. |
Nguyên liệu đầu vào của sản phẩm sữa tươi sử dụng trong chương trình sữa học đường phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu theo thông tư của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Những sản phẩm sữa tươi sử dụng trong chương trình sữa học đường mà các địa phương đã đấu thầu (tính từ thời điểm mở thầu) cung cấp cho các trường mẫu giáo và tiểu học trước ngày thông tư có hiệu lực được sử dụng cho đến hết số lượng theo hợp đồng đã và sẽ ký hết.
Nhãn sản phẩm đã sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trước ngày 20/1/2020 được tiếp tục sử dụng cho đến hết hạn sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm.
Chương trình sữa học đường được Thủ tướng phê duyệt tháng 7/2016. Hai tháng sau đó, Bộ Y tế ban hành quy định tạm thời với sữa tươi trong chương trình, nhưng không nêu rõ cần bổ sung bao nhiêu vi chất và hàm lượng từng vi chất.
Hiện, 15 tỉnh triển khai chương trình sữa học đường như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Bắc Ninh, Sơn La...
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sữa học đường - giải pháp tối ưu cho câu chuyện người Việt lùn?
Có lẽ bạn đã nghe nói rằng việc có tư thế tốt là khá quan trọng. Điều đó cũng đúng với tư thế ngủ của bạn. Các tư thế ngủ khác nhau có ảnh hưởng đến vai, cổ và cột sống của bạn. Dưới đây là những điều bạn cần biết khi tìm tư thế ngủ lành mạnh nhất cho mình.
Để duy trì một sức khỏe tốt, bạn nên chú ý tới các dấu hiệu viêm nhiễm có thể xuất hiện trên cơ thể. Chúng được coi là các tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, tiểu đường và béo phì.
Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.
Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.
Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?
Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.
Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.