Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách thiết lập thói quen ngủ tốt cho trẻ nhỏ

Chăm sóc một em bé mới sinh có thể khiến bạn cảm thấy luôn trong tình trạng mệt mỏi và thiếu ngủ. Và có một điều không thể tránh khỏi: Khi em bé mới sinh không thể ngủ suốt đêm, thì bạn cũng không thể.

Tin tốt là đoạn thời gian không ngủ này không kéo dài mãi mãi. Số giờ ngủ mà một em bé cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng dưới đây là một số hướng dẫn chung:

Nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

1-4 tuần tuổi: 15-16 giờ ngủ mỗi ngày

Những em bé ở độ tuổi này vẫn chưa có "đồng hồ" sinh học nào khuyến khích trẻ ngủ vào ban đêm và thức dậy vào ban ngày. Do đó, trẻ thường ngủ khoảng 15 đến 18 giờ mỗi ngày, nhưng mỗi giấc ngủ của trẻ chỉ kéo dài từ 2 đến 4 giờ và trẻ sẽ ngủ nhiều giấc ngắn trong ngày.

Những em bé sinh non có thể ngủ nhiều hơn, trong khi những em bé bị đau bụng do triệu chứng Colic (có thể khóc suốt 3 giờ trở lên mỗi ngày) có thể ngủ ít hơn.

1-4 tháng tuổi: 14-15 giờ mỗi ngày

Ngay từ 6 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu nhận thấy trẻ có các giấc ngủ đều đặn hơn. Bây giờ em bé của bạn có thể ngủ tới 4 đến 6 giờ liên tiếp, thường là vào ban đêm.

4-12 tháng tuổi: 14-15 giờ mỗi ngày

Ở độ tuổi này, trẻ không chỉ năng động hơn mà cả cữ ngủ của trẻ cũng bắt đầu trở nên giống như người lớn. Mặc dù 15 giờ ngủ là lý tưởng ở độ tuổi này, hầu hết trẻ 11 tháng tuổi chỉ ngủ khoảng 12 giờ mỗi ngày.

Trong lứa tuối này, ban ngày trẻ có thể ngủ ba giấc mỗi ngày. Giấc ngủ buổi sáng có thể bắt đầu từ 9 giờ sáng và kéo dài khoảng một giờ.  Giấc ngủ giữa trưa thường kéo dài đến 2 giờ chiều và có thể dài một hoặc hai giờ. Và giấc ngủ chiều muộn của trẻ có thể bắt đầu từ 3 giờ chiều đến 5 giờ chiều và thay đổi về thời lượng ở mỗi trẻ.

Khi trẻ có khả năng ngủ suốt đêm (thường khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi), trẻ có thể giảm từ ba giấc ngủ xuống còn hai trong ban ngày

Để giúp trẻ mới sinh và trẻ nhỏ thiết lập giấc ngủ lý tưởng, dưới đây là một số bước đơn giản mà bạn có thể tuân thủ.

Nhận biết các dấu hiệu trẻ đã bắt đầu buồn ngủ

Em bé sẽ cho bạn biết khi cần ngủ. Hãy chú ý các dấu hiệu thông thường sau đây để nhận biết khi trẻ cảm thấy mệt mỏi:

  • Dụi nhẹ vùng mắt;
  • Ngáp;
  • Ngước mắt ra xa bạn.

Đừng chờ đến khi em bé mệt quá mức mới đưa trẻ vào giường ngủ. Một em bé mệt mỏi thực sự sẽ gặp khó khăn hơn khi ngủ và duy trì giấc ngủ. Hãy cố gắng đi trước một bước bằng cách tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy trẻ đang muốn ngủ trước khi trẻ trở nên cáu kỉnh gắt ngủ.

Thiết lập chu kỳ giấc ngủ cho trẻ

Bắt đầu từ khi trẻ 2 tuần tuổi, hãy cố gắng dạy cho trẻ biết rằng ban đêm là thời gian để ngủ và ban ngày là lúc để vui chơi. Trong thời gian ban ngày, hãy giữ mọi thứ sôi động và hoạt động cho trẻ. Hãy cố gắng giữ cho trẻ tỉnh táo sau khi ăn, nhưng đừng lo lắng nếu trẻ ngủ quên.

Khi bên ngoài trời trở nên tối dần, hãy làm mọi thứ dịu dàng hơn cho em bé của bạn. Ví dụ, nếu bạn phải vào phòng của trẻ để cho ăn, hãy giữ đèn mức yếu và với giọng nói nhẹ nhàng. Trẻ sẽ sớm học được rằng ban đêm không hấp dẫn lắm, vì vậy trẻ có thể ngủ khi ngoài trời đang tối.

Đọc thêm tại bài viết: 12 cách giúp bạn có một giấc ngủ ngon

Tách biệt thời gian ăn và ngủ

Sau tháng đầu, hãy cố gắng không để em bé ngủ trong khi bạn đang cho ăn. Bạn muốn trẻ tự mình học cách tự ngủ mà không cần sự giúp đỡ của bạn.

Trẻ có thể ăn một chút, ngủ một chút, sau đó ăn thêm một chút. Trẻ có thể thực hiện điều này một vài lần liên tiếp. Nếu trẻ ngủ và tiếp tục ngủ khi bạn đang cho ăn, hãy dừng việc ăn của trẻ lại và đưa trẻ vào giường ngủ.

Có thể bạn đã nghe nói rằng cho trẻ ăn thêm sữa công thức, sữa mẹ, hoặc thức ăn dành cho trẻ có thể sẽ giúp trẻ ngủ lâu hơn. Điều này không đúng. Giống như khi bạn ăn quá nhiều, trẻ bị nuôi dưỡng quá nhiều cũng sẽ không thoải mái để nghỉ ngơi tốt.

Lưu ý: Không bao giờ đặt chai sữa trong miệng trẻ khi đưa trẻ vào giường ngủ. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ bị sưng họng, viêm tai, và sâu răng.

Không nên đánh thức trẻ để cho ăn sau 2 tháng tuổi

Nếu em bé của bạn khỏe mạnh và tăng cân đúng chuẩn, thì thường sau khi đủ 2 tháng, bạn không cần phải đánh thức trẻ vào ban đêm để cho ăn.

Dưới đây là một số trường hợp khi bạn nên đánh thức trẻ để cho ăn vào ban đêm:

  • Trẻ ngủ nhiều hơn vào ban ngày hơn là vào ban đêm và bỏ lỡ bữa ăn trong ngày;
  • Trẻ đã qua 4 giờ mà không ăn vào ban ngày (3 giờ đối với trẻ bú sữa mẹ). Trong trường hợp này, có thể cần phải đánh thức trẻ để cho ăn vào ban đêm, nhưng có lẽ việc thay đổi thói quen ăn uống ban ngày của trẻ sẽ tốt hơn việc đánh thức trẻ mỗi 4 giờ vào ban đêm.
  • Đối với trẻ sinh non hoặc trẻ cần chăm sóc đặc biệt, có thể cần điều chỉnh cách ăn.

Hãy chăm sóc trẻ một cách thống nhất

Hãy nói chuyện với người chăm sóc khác, như chồng của bạn, ông bà, người giữ trẻ, hoặc các thành viên trong gia đình, về cách bạn đang cố gắng giúp trẻ ngủ. Điều này giúp mọi người tuân theo một lịch trình và thực hiện các hoạt động theo cách nhất quán.

Ví dụ, tạo một lịch trình yên bình cho phòng ngủ giúp trẻ bắt đầu học khi nào là thời điểm để ngủ. Có thể bạn phát nhạc nhẹ, tắt đèn, hoặc nhẹ nhàng ru trẻ. Sau khi trẻ vào giường, đảm bảo phòng ngủ của trẻ tối, mát (nhưng không lạnh), và yên tĩnh.

Nếu bạn có trẻ lớn, hãy xem xét việc đặt giờ đi ngủ và thức dậy cố định để theo dõi—kể cả vào các ngày cuối tuần. Như vậy, bạn sẽ biết rằng trẻ đang có đủ giấc ngủ mà trẻ cần.

Đọc thêm tại bài viết: Trẻ khóc dạ đề, phải làm sao?

Hãy kiên nhẫn

Trong vài tháng đầu đời của trẻ, thói quen ngủ có thể khó dự đoán. Nếu có thể, hãy cố gắng ngủ khi trẻ ngủ—điều này có thể là cơ hội tốt nhất để nghỉ ngơi. Nếu chu kỳ giấc ngủ của trẻ thay đổi đột ngột, hãy kiểm tra xem có dấu hiệu bệnh tật nào không. Đôi khi, ngủ quá nhiều hoặc quá ít có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó, chẳng hạn như viêm tai. Hoặc đơn giản chỉ là trẻ đang phát triển. Nếu không chắc chắn, hãy gọi điện cho bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề nào.

Bác sĩ Đoàn Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm