Các nghiên cứu cho thấy rằng rối loạn giấc ngủ rất phổ biến với bất kỳ loại bệnh tiểu đường nào, đặc biệt với tiểu đường type 1, giấc ngủ có thể bị gián đoạn do cả khía cạnh hành vi và sinh lý. Chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tiến triển của bệnh và sự phát triển của các biến chứng. Hãy cùng bàn luận về tác động của tiểu đường type 1 đến giấc ngủ và những gì bạn có thể làm để cải thiện số lượng và chất lượng giấc ngủ.
Thiếu ngủ là một tình trạng nguy hiểm
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), gần một phần ba người Mỹ trưởng thành không ngủ đủ giấc. Trong khi đó, ngủ đủ giấc là từ 7 tiếng trở lên mỗi đêm ở người trưởng thành từ 18 tuổi đến dưới 60 tuổi.
Thiếu ngủ mạn tính có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường type 2, tăng huyết áp, đột quỵ, căng thẳng, tăng nguy cơ tai nạn và thậm chí tử vong sớm. Những học sinh ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi nguy hiểm hơn, chẳng hạn như không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, không thắt dây an toàn khi lái xe, uống rượu và lái xe, so với những học sinh ngủ từ 9 giờ trở lên mỗi đêm.
Ngủ đủ giấc đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1, vì thiếu ngủ có thể gây ra tình trạng kháng insulin, suy nhược thần kinh và khiến việc kiểm soát bệnh tiểu đường nói chung khó khăn hơn nhiều.
Lợi ích của giấc ngủ đối với sức khỏe
Không có gì ngạc nhiên giống như việc ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên, giấc ngủ rất quan trọng để có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt. Khi ngủ, cơ thể sẽ tái tạo và sửa chữa các tế bào bị hư hỏng do các hoạt động diễn ra hằng ngày. Giấc ngủ giúp làm sạch mạch máu, giảm viêm và đưa cơ thể về trạng thái sẵn sàng cho ngày hôm sau.
Giấc ngủ cũng cân bằng lại lượng hormone trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra mức cortisol, serotonin, melatonin, ghrelin, adrenaline và leptin. Giúp cơ thể quản lý mọi thứ từ kiểm soát căng thẳng và mức năng lượng, kiểm soát cơn giận, duy trì động lực, kiểm soát cơn đói và cảm giác no, đồng thời duy trì tinh thần thoải mái.
Giấc ngủ cũng bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng và vi rút. Ví dụ, một nghiên cứu phát hiện ra rằng khi tiếp xúc với vi rút cảm lạnh thông thường, những người ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm trong 2 tuần có nguy cơ bị cảm lạnh cao gấp 3 lần so với những người ngủ 8 giờ trở lên mỗi đêm trong 2 tuần.
Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến người mắc bệnh tiểu đường type 1
Trong khi chứng rối loạn giấc ngủ có liên quan nhiều đến bệnh tiểu đường type 2 thì những người mắc bệnh tiểu đường type 1 cũng thường bị rối loạn giấc ngủ, bao gồm cả trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn. Một nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường type 1 có chất lượng giấc chủ động kém 35% trong tổng số thời gian, trong khi với những người không mắc bệnh, con số này là 20%.
Rối loạn giấc ngủ thường liên quan đến tiểu đường type 1 bao gồm:
Rối loạn giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ kém. Trong một cuộc khảo sát nghiên cứu năm 2020, trẻ mắc bệnh tiểu đường type 1 cho biết mức độ rối loạn giấc ngủ cao hơn nhiều so với trẻ không mắc bệnh tiểu đường type 1. Trong một nghiên cứu khác, những người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường type 1 trong độ tuổi từ 30 đến 40 cho biết chất lượng giấc ngủ của họ kém hơn so với những người không mắc bệnh, dựa trên sáu thước đo về chất lượng cuộc sống.
Những người mắc cả tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 đều có tỷ lệ mắc các rối loạn này cao và thường tỷ lệ thuận với tỷ lệ mắc các bệnh thần kinh (tổn thương thần kinh) và bệnh thận.
Những tình trạng này không chỉ gây ra chứng mất ngủ mà còn gây buồn ngủ ban ngày, điều này có tác động tiêu cực không chỉ đến việc kiểm soát bệnh tiểu đường mà còn cả chất lượng cuộc sống nói chung. Khi không ngủ đủ giấc, rất có thể bạn sẽ cần nhiều insulin hơn (do tình trạng kháng insulin, nguyên nhân gây ra bởi nồng độ cortisol tăng vọt) để kiểm soát lượng đường trong máu.
Cơ thể bạn sẽ đói một cách tự nhiên khi lượng leptin nội tiết tố mất cân bằng, khiến việc ăn uống, quản lý bữa ăn và kiểm soát lượng carbohydrate trở nên khó khăn hơn. Tệ hơn nữa, bạn sẽ mệt mỏi hơn suốt cả ngày, điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập hoặc làm việc mà còn khó có năng lượng để tập thể dục, nấu nướng và chăm sóc bản thân tốt. Tất cả những điều này có thể khiến việc quản lý bệnh tiểu đường trở thành một điều khó khăn.
Một vấn đề khác là nếu bạn đang vật lộn với cơn buồn ngủ ban ngày và chợp mắt vào giữa trưa, thì bạn có thể khó ngủ ngon ngay trong đêm đó, dẫn đến chứng mất ngủ mạn tính, khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Tất cả những điều này có thể khiến lượng đường trong máu và nồng độ HbA1C cao hơn, đồng thời việc quản lý tổng thể khó khăn hơn.
Làm thế nào để có giấc ngủ ngon hơn?
Vậy, điều mà chúng ta có thể làm là gì?
Các chuyên gia về bệnh tiểu đường đã viết rất nhiều về tầm quan trọng của chất lượng giấc ngủ đối với bệnh tiểu đường. Cho đến nay, công cụ hỗ trợ giấc ngủ số 1 là cung cấp insulin tự động/vòng kín kết hợp. Khuyến nghị tốt thứ hai để cải thiện giấc ngủ là giảm lượng caffeine, đặc biệt là sau 2 giờ chiều.
Việc tạo thói quen ngủ tốt có thể mất thời gian, nhưng những chiến lược sau đây có thể giúp bạn cải thiện giấc ngủ, điều này không chỉ cải thiện việc kiểm soát bệnh tiểu đường mà còn cả sức khỏe tổng thể của bạn:
Hãy ra ngoài vào ban ngày và tập thể dục hàng ngày để cuối ngày, bạn cảm thấy cần nghỉ ngơi.
Nếu những cách này không hiệu quả, hãy thăm khám bác sỹ để xem xét việc sử dụng các biện pháp can thiệp thay thế để giúp cải thiện chất lượng và số lượng giấc ngủ.
Kết luận
Những người mắc bệnh tiểu đường dễ bị rối loạn giấc ngủ hơn. Theo thời gian, giấc ngủ kém mạn tính có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác, bao gồm nguy cơ béo phì, bệnh tim, đột quỵ và thậm chí tử vong sớm cao hơn.
Những vấn đề này càng trở nên trầm trọng hơn ở nhóm người mắc bệnh tiểu đường type 1, giấc ngủ kém dẫn đến kháng insulin, chức năng miễn dịch thấp hơn, cảm giác đói tăng lên, có nhiều khả năng đưa ra quyết định tồi tệ hơn và tăng nguy cơ tai nạn, dẫn đến việc quản lý bệnh tiểu đường khó khăn hơn.
Sàng lọc giấc ngủ cho những người mắc bệnh tiểu đường type 1 để phát hiện sớm các chứng rối loạn, từ ngưng thở khi ngủ đến tiểu đêm và hội chứng chân không nghỉ, để có thể đưa ra các biện pháp can thiệp sớm. Những can thiệp sớm có thể cải thiện không chỉ chất lượng cuộc sống tổng thể mà còn cải thiện đáng kể việc quản lý bệnh tiểu đường và kết quả lâm sàng.
Nếu tiểu đường type 1 cản trở những giấc ngủ ngon của bạn, đừng bỏ qua. Có những cách mà bạn có thể thực hiện để cải thiện giấc ngủ và chất lượng cuộc sống tổng thể của mình.
Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.
Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.