Chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao hợp lý giúp xây dựng nền tảng sức khỏe tốt. Trong đó, chế độ ăn uống cân bằng và khoa học đóng vai trò quan trọng, quyết định tình trạng sức khỏe ngay từ bên trong, về lâu dài chi phối chất lượng cuộc sống.
Hiểu được điều này, cộng đồng bạn trẻ có những cách thức áp dụng khác nhau, để biết lựa chọn của mình chính xác hay chưa, trước tiên, hãy xem bạn là ai trong 2 nhóm đối tượng này: Một là theo đuổi tôn chỉ "cắt nữa cắt mãi" các nhóm thực phẩm trong bữa ăn với mục đích vươn đến hạng cân mơ ước; hai là lựa chọn thức ăn dựa trên tiêu chí "chiều chuộng" bản thân rồi nỗ lực vận động để đốt cháy calo?
Các chuyên gia cho rằng, hai phương pháp này có thể sẽ mang đến hiệu quả nhất định trong giai đoạn ngắn, thế nhưng, dù có nỗ lực "bù trừ thiệt hại" sau một chuỗi những bữa ăn ngon với các món cay nồng, đậm vị, nhiều dầu mỡ bằng việc luyện tập thể dục thể thao; hay kiêng khem quá mức đều không được xem là cách thức lý tưởng giúp bạn duy trì thể trạng khỏe mạnh.
Bạn biết không, cơ bản là bởi vì trong cả hai trường hợp, cơ thể của bạn đều đang dần mất đi sự cân bằng dưỡng chất. Những gì bạn suy nghĩ liên quan đến vấn đề dinh dưỡng từ trước đến nay trông có vẻ là một lộ trình dinh dưỡng chuẩn chỉnh lại mang đến nguy cơ tiềm ẩn gây hại cho bản thân.
Các bạn trẻ hiện nay có quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng, tuy nhiên trong một số trường hợp thì việc thực hành lại chưa chính xác.
Luyện tập hàng giờ đồng hồ có thể giúp giảm calo nhưng bạn dành bao nhiêu thời gian để cân đo lượng calo dung nạp vào cơ thể trước khi quyết định đốt cháy chúng?
Chia sẻ thêm về điều này, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khẳng định: "Chúng ta cần một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và việc linh hoạt lựa chọn tăng – giảm các nhóm chất như thế nào để giữ thân hình cân đối cần được cân nhắc dựa trên tiêu chuẩn, và tùy thuộc vào tình trạng cơ thể."
Có hay không công thức dinh dưỡng hiệu quả cho tất cả?
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm giới thiệu công thức cân bằng dinh dưỡng 4-5-1 giúp mọi người có thể dễ dàng hiểu về các yếu tố cấu thành nên một bữa ăn đủ chất, đồng thời hiểu được cách kết hợp các nhóm thực phẩm khác nhau để thay đổi khẩu vị nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của mỗi lần dung nạp.
Cụ thể, một chế độ ăn uống cân bằng phải đạt được 4 yếu tố: cân đối giữa 3 nhóm chất sinh năng lượng, giữa đạm động vật và thực vật, chất béo động vật và thực vật, vitamin và khoáng chất. Theo đó, để đạt sự cân đối giữa 3 nhóm chất sinh năng lượng thì lượng chất đạm (protein) phải đạt từ 13-20%; chất béo (lipid) là từ 20-25%, chất bột đường (carbohydrate) từ 55-65% năng lượng khẩu phần.
Ngoài ra, để đảm bảo tính đa dạng của bữa ăn, công thức 4-5-1 cũng đề xuất 8 nhóm thực phẩm chính mà mọi người có thể linh hoạt chọn 5 trong 8 nhóm này để chủ động thay đổi và làm mới thực đơn. Cụ thể:
- Nhóm 1 - Lương thực: Gạo, mì ăn liền, ngô/bắp, khoai, sắn,… là nhóm thực phẩm cơ bản, là nguồn cung cấp năng lượng chủ đạo cho cơ thể.
- Nhóm 2 - Các loại hạt: Điển hình như các loại đậu (đậu phụ, đậu đen, đậu Hà Lan.v.v..), các loại hạt (như hạt điều, hạnh nhân, óc chó.v.v..) là nguồn cung cấp chất đạm thực vật, nguồn cung cấp chất xơ tốt cho cơ thể.
- Nhóm 3 - Sữa và các chế phẩm từ sữa, cung cấp chất đạm động vật, canxi quan trọng cho quá trình hình thành và củng cố cơ xương.
- Nhóm 5 - Trứng và các sản phẩm từ trứng là nguồn cung cấp chất đạm động vật, nhiều nhóm chất cần thiết cho cơ thể điển hình có thể kể đến như sắt. Vitamin A, E và B12.v.v..
- Nhóm 6 - Nhóm củ quả màu vàng, da cam, màu đỏ như cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua hoặc rau tươi có màu xanh thẫm là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng chủ yếu cho cơ thể. Đặc biệt ưu tiên các loại rau có màu sẫm vì cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
- Nhóm 7 – Nhóm các loại rau củ quả khác như su hào, củ cải cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ.
- Nhóm 8 - Dầu ăn, mỡ các loại là nguồn cung cấp năng lượng, Vitamin E, K và các axit béo cần thiết. Cần lưu ý sử dụng kết hợp dầu ăn và mỡ lợn trong quá trình nấu nướng hàng ngày để đảm bảo duy trì sức khỏe tốt.
Thực hành công thức 4-5-1, người trẻ dễ dàng ăn uống lành mạnh
Để hiểu một cách cặn kẽ công thức 4-5-1, chuyên gia đề xuất mọi người tham khảo quy trình phối hợp 5 (trên 8 nhóm thực phẩm) theo nguyên tắc đảm bảo 4 yếu tố cân bằng dưỡng chất, lấy ví dụ món ăn thường được mọi người yêu thích là mì ăn liền.
Trước tiên, mì ăn liền chính là nhóm chất bột đường, đồng thời cung cấp một lượng chất đạm và chất béo nhất định. Để món ăn này ngon miệng và cân bằng dinh dưỡng, bạn trẻ có thể tùy ý bổ sung thêm chất đạm (từ trứng chiên, các loại nấm xào, hoặc: Thịt các loại, cá, tôm.v.v..), thêm chất xơ (từ bông cải, cải thìa hấp, salad, cà-rốt, đậu que, giá đỗ.v.v..).
Linh hoạt cách chế biến với nguyên liệu lấy từ các nhóm thực phẩm trên theo công thức 4-5-1, bạn trẻ có thể nhanh chóng lên thực đơn cho bản thân mỗi ngày mà không lo cơ thể sẽ bị thiếu hụt dưỡng chất.
Tùy theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, bạn trẻ có thể điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp trên những đề xuất của công thức 4-5-1 để dung nạp đúng và đủ các nhóm chất cần thiết. Hãy thử áp dụng công thức 4-5-1 để làm mới các bữa ăn hàng ngày của mình chất lượng và khỏe mạnh hơn!
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chế độ dinh dưỡng cho vận động viên khác biệt thế nào?
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.