Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cho trẻ ngủ chung dễ gây hội chứng đột tử trẻ nhỏ

Nghiên cứu này cũng chứng minh rằng những yếu tố nguy cơ đối với những trường hợp đột tử khi ngủ thay đổi theo độ tuổi của trẻ.

Các nhà khoa học nói rằng những yếu tố nguy cơ gây hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ (SIDS) có sự thay đổi theo độ tuổi.

Họ nhận thấy rằng trẻ nhũ nhi dễ bị đột tử hơn khi chúng ngủ chung giường với người khác, trong khi trẻ lớn hơn đối mặt với nguy cơ đột tử nếu như có thêm những đồ vật trông nôi như gối hay đồ chơi khi trẻ nằm ngủ.

Ảnh minh họa.

Theo trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sỹ Rachel Moon thuộc Khoa nhi và y tế công cộng tại Trung tâm Y tế quốc gia tại Washington D.C (Hoa Kỳ), đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra rằng những nguy cơ trong khi ngủ có thể có sự khác biệt theo độ tuổi. Cha mẹ có con dưới 4 tháng nên biết việc cho trẻ ngủ chung là một yếu tố nguy cơ lớn gây đột tử.

Các phụ huynh cũng cần đảm bảo rằng khi trẻ ngủ xung quanh chúng không có đồ vật nào.

TS. Moon nói: “Các bậc cha mẹ thường lãng quên điều đó khi trẻ đã lớn hơn và khi không có vấn đề gì nghiêm trọng xảy ra với trẻ trước đó. Môi trường xung quanh trẻ khi ngủ cần phải thông thoáng, đặc biệt khi trẻ bắt đầu trở nên hiếu động, nghịch ngợm hơn trước.”

Tuy nghiên cứu này tìm ra mối liên quan giữa việc ngủ chung với người khác hay ngủ khi xung quanh có những đồ vật khác làm tăng khả năng gây đột tử ở trẻ sơ sinh, nhưng nó không chứng minh những yếu tố này thực sự gây ra tử vong cho trẻ.

Moon cũng lưu ý rằng rất khó để thực hiện một nghiên cứu như thế này. Bà nói: “Chúng tôi không bao giờ có thể thực hiện được một nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng – ví dụ như cho một số trẻ nằm sấp khi ngủ và cho những trẻ khác nằm ngửa khi ngủ rồi quan sát xem chuyện gì xảy ra. Điều đó là vô đạo đức.”

Theo Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, có hơn 2.000 trẻ sơ sinh bị hội chứng đột tử vào năm 2010 ở Mỹ. 90% các ca tử vong xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, mặc dù hội chứng đột tử này và các bệnh lý liên quan có thể khởi phát ở bất kỳ thời điểm nào trong năm đầu đời.

Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học muốn hiểu được bằng cách nào các yếu tố nguy cơ phổ biến nhất ảnh hưởng đến trẻ ở những độ tuổi khác nhau. Để tìm ra câu trả lời, họ kiểm tra hơn 8.000 trường hợp trẻ sơ sinh đã bị tử vong khi ngủ trong 24 bang từ năm 2004 đến năm 2012.

Gần 70% các ca tử vong xảy ra ở trẻ có ngủ chung giường với người khác. Những đồ vật như chăn hay gối được tìm thấy trên giường của trẻ trong 1/3 các ca tử vong.

Ảnh minh họa.

Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh không có khả năng di chuyển phần đầu hay cơ thể để tránh khỏi bị ngạt.

Trẻ lớn hơn khoảng từ trên 4 tháng đến 1 năm thường đột tử do những đồ vật xung quanh như gối, chăn hay thú nhồi bông. Tiến sỹ Moon cho rằng những đồ vật nguy hiểm nhất lại là những thứ mềm như gối, tấm lót nệm hay chăn…Chúng có liên quan đến những tai nạn như ngạt thở khi ngủ. Các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên để bất cứ vật gì quanh giường trẻ khi trẻ ngủ và cha mẹ nên đặt trẻ nằm ngửa và không nên ngủ chung với trẻ.

Rosemary Horne, một chuyên gia về hội chứng đột tử ở trẻ em nói: “Cần phải tiến hành thêm những nghiên cứu khác để tìm ra lý do tại sao các bậc cha mẹ thường phớt lờ những quy định an toàn khi ngủ của trẻ. Liệu nguyên nhân có phải là do điều kiện kinh tế nên họ không thể tìm được một chỗ ngủ an toàn cho con họ, hay là do họ không có được những lời khuyên đúng đắn từ bác sỹ?”

Nghiên cứu này đã được đăng trực tuyến và xuất bản ấn phẩm in trên tạp chí Pediatrics.

Bình luận
Tin mới
  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

Xem thêm