Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các chấn thương thể thao thường gặp

Hoạt động thể lực là một phần rất quan trọng góp phần nâng cao thể trạng. Công việc căng thẳng thường khiến chúng ta tập luyện thể lực vào cuối tuần. Tuy nhiên, việc cố gắng bù đắp cho cuộc sống ít vận động trong tuần có thể khiến ta gặp phải chấn thương khi tập thể dục thể thao.

Các chấn thương thể thao thường gặp

Các chấn thương thể thao thường gặp nhất

Tổn thương gân hoặc cơ, hay còn gọi là “bong gân” hoặc “căng cơ”. Bong gân là tình trạng dây chằng bị giãn quá mức hoặc bị rách. Dây chằng là dải tổ chức liên kết giữ cho khớp xương được vững chắc.

Căng cơ còn được gọi là tình trạng “cơ bị kéo”. Khi bạn làm cơ của mình bị căng quá, bạn có thể làm cơ hoặc gân bị rách.

Bộ phận nào của cơ thể bị tác động?

Với một số hoạt động thể thao “bình thường” như chạy, đạp xe, tennis, squash, gôn, gym, bóng nhóm thì vùng hay bị ảnh hưởng nhất là bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, hông, khuỷu tay và bả vai.

Chấn thương thể thao có thể phòng ngừa không?

Nhiều loại chấn thương có thể phòng ngừa được nhưng đôi khi việc phòng ngừa nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Hãy khởi động trước khi bắt đầu tập để làm tăng lưu thông máu tới các cơ và làm cho các cơ linh hoạt hơn. Nghỉ giữa các lần tập giúp cơ thể có thời gian hồi phục. Đồng thời, khi tập hoạt động mới, hãy bắt đầu mới một cách từ từ, tăng dần độ mạnh, sự linh hoạt và sức bền. Quan trọng nhất là lắng nghe cơ thể bạn, hãy dừng lại nếu bạn thấy đau, khó chịu và căng thẳng.

Nhận biết và điều trị chấn thương thể thao như thế nào?

Căng cơ:

Các cơ thường bị ảnh hưởng là cơ đùi sau, cơ háng, cơ tứ đầu (cơ đùi trước), cơ bắp chân, cơ lưng và cơ bả vai. Triệu chứng bao gồm đau nhức, sưng và khó cử động vùng cơ bị ảnh hưởng. Trong trường hợp cơ bị căng ít, bạn sẽ cảm thấy đỡ hơn nếu cơ được nghỉ ngơi vài ngày. Khi có chấn thương, hãy dùng đá chườm và băng ép, cố gắng nâng cao chân bị đau càng nhiều càng tốt. Bạn có thể mua thuốc giảm đau mà không cần đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bố trí thời gian đến khám và tư vấn với bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

Bong gân:

Hay gặp nhất là bong gân mắt cá chân, thường xảy ra khi bàn chân quay vào trong làm căng quá mức hoặc rách dây chằng phía ngoài mắt cá. Triệu chứng bao gồm đau sưng, tím, tụ máu, đau khi ấn vùng trên mắt cá và yếu cơ.

Không như tình trạng căng cơ, với bong gân, quan trọng là bạn cần tiếp tục tập để tránh mất đi tính linh hoạt và dẻo dai. Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ vật lý trị liệu về bài tập phù hợp phòng bị chấn thương lại. Nếu bị bong gân mắt cá chân, bạn nên đến gặp bác sĩ để đảm bảo rằng dây chằng không bị rách và xương không bị ảnh hưởng.

Chấn thương đầu gối:

Rách dây chằng chéo trước

Dây chằng chéo trước giúp giữ và ổn định khớp gối. Nếu đặt chân xuống sàn sai tư thế, đổi hướng quá nhanh hoặc dừng lại đột ngột (chẳng hạn khi chơi bóng đá), bạn có thể bị rách dây chằng chéo trước. Một số triệu chứng của tình trạng này là sưng đau, hạn chế vận động, đi lại khó khăn. Rách dây chằng chéo trước thường cần phải phẫu thuật nội soi khớp để tái tạo dây chằng và tập vật lý trị liệu. Nếu bạn không có chỉ định phẫu thuật thì vật lý trị liệu và đeo băng ép có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu nhưng sẽ không giải quyết được vấn đề.

Rách dây chằng bên trong gối

Dây chằng bên trong gối liên kết xương đùi và xương chày. Nó nằm ở mặt trong đầu gối. Rách dây chằng bên trong gối thường xảy ra khi gối bị đẩy sang một bên quá mức khi di chuyển hoặc khi tổn thương đầu gối. Khi bị rách dây chằng bên trong gối, bạn sẽ có các triệu chứng như đau nhức, sưng và mất ổn định khớp gối. Rách dây chằng bên trong gối có thể được điều trị bằng chườm đá, băng ép và vật lý trị liệu. Nếu tổn thương đầu gối ảnh hưởng đến cấu trúc khác như dây chằng, sụn chêm, bạn có thể cần phải phẫu thuật.

Hội chứng bánh chè-đùi

Hội chứng bánh chè-đùi có thể do tập thể dục như chạy, chơi bóng rổ, bóng chuyền. Chuyển động lặp đi lặp lại của xương bánh chè-đùi vào xương đùi có thể làm tổn thương sụn bên dưới. Các triệu chứng thường chỉ là đau nhưng bạn cũng mất nhiều thời gian mới cảm nhận được cơn đau. Giống như bong gân, quan trọng là cần tiếp tục tập thể dục, tốt nhất là dưới sự hướng dẫn của chuyên gia về vật lý trị liệu.

Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay

Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay là tình trạng đau do vận động quá mức. Chuyển động lặp đi lặp lại như chơi gôn, đánh tennis, bóng quần hoặc cầu lông có thể gây viêm gân các cơ cẳng tay bám bên ngoài khuỷu tay. Triệu chứng thường là đau nhức ở bên ngoài khuỷu tay, đau sẽ đỡ khi nghỉ ngơi. Điều trị thường kết hợp nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau và vật lý trị liệu.

Khi nào bạn cần đi khám?

Nếu nghi ngờ có các triệu chứng trên hoặc các triệu chứng không đỡ sau vài ngày, bạn cần đến khám bác sĩ.

Hãy đi khám ngay nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Khớp hoặc xương biến dạng hoặc không cử động bình thường được.
  • Bạn không thể chịu được trọng lượng bên chân bị đau hoặc khiến bạn thấy nặng hơn.
  • Vết thương sưng to
  • Vết thương bị sưng tấy và đổi màu da.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về chấn thương mắt khi chơi thể thao

Thu Hòa - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm