Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phòng trị chóng mặt ở người cao tuổi

Có nhiều cách phòng trị bệnh chóng mặt, trong phạm vi bài viết này, xin giới thiệu để bạn đọc có thể tham khảo ứng dụng một số cách chữa đơn giản có tác dụng hỗ trợ nhằm cải thiện bệnh.

Phòng trị chóng mặt ở người cao tuổi

Người bệnh có biểu hiện chóng mặt, nóng trong, người gày, miệng khô,… có thể sử dụng bài thuốc sau:

Bài 1: Gạo tẻ 100g, đậu xanh 50g,  tiết lợn 50g, gia vị  vừa đủ. Cách chế biến:  Gạo tẻ, đậu xanh vo sạch ngâm 20 phút cho vào ấm đổ ngập nước ninh nhỏ thành cháo. Tiết lợn luộc chín cho vào cháo ninh khuấy đều thêm gia vị. Ngày ăn 2 lần, ăn cách nhật, 10 ngày 1 liệu trình.

Bài 2: Gạo tẻ 100g, lươn 1 - 2 con làm sạch, đậu xanh 100g. Cách chế biến: Gạo tẻ, đậu xanh vo sạch ngâm 20 phút cho vào ấm đổ ngập nước ninh nhỏ thành cháo. Lươn làm sạch, luộc qua, xé nhỏ ướp gia vị cho vừa, xào qua chào chín đảo đều, chia ngày 1 lần. Tuần ăn 3 lần.

Cháo lươn đậu xanh.

Bài 3: Thịt bò 50g, cải xoong 200g. Cách chế biến: Thịt bò thái mỏng, ướp gia vị. Rau cải rửa sạch xào với thịt bò ăn với cơm. Tuần ăn 3 - 4 lần.

Thịt bò xào rau cải.

Người bệnh có biểu hiện hay chóng mặt, người béo, hồi hộp mất ngủ. Sử dụng một trong bài sau:

Bài 1:  Gạo nếp 100g, tiểu mạch 50g, táo đỏ 5 quả, long nhãn nhục 15g, đường trắng 20g. Tất cả vo, rửa sạch, đun tiểu mạch trước với nước cho sôi rồi cho các thứ còn lại vào, thêm nước cho vừa, đun to lửa cho sôi, sau đun nhỏ lửa nấu thành cháo. Khi bắc nồi cháo xuống thì cho đường trắng vào quấy đều, ăn nóng, mỗi ngày 2 - 3 lần; một đợt điều trị 4 - 5 ngày.

Bài 2:  Nấm hương 30g, chân gà 50g, củ cải 100g, cà rốt 50g. Tất cả làm sạch cho vào nồi đổ ngập nước hầm nhỏ lửa thêm gia vị ăn cùng với cơm. Tuần ăn 3 lần.

Bài 3: Đậu xanh 30g, nấm mèo 30g,  đường, gia vị. Tất cả làm sạch cho vào nồi đổ ngập nước hầm nhỏ lửa thêm gia vị ăn cùng với cơm. Tuần ăn 3 lần.

Người bệnh chóng mặt kèm theo đau đầu, tăng huyết áp, thủy thũng. Có thể áp dụng bài thuốc sau:

Bài 1: Cá trắm 250g, bí xanh 300 - 500g, dầu thực vật, muối vừa đủ. Cá đánh vảy, bỏ mang ruột, rửa sạch, rán cá. Bí xanh rửa sạch, thái nhỏ cho vào cùng với cá, đổ nước vừa đủ hầm 3 - 4 giờ, cho muối, gia vị là được. Ăn trong ngày, tuần ăn 3 lần.

Bài 2: Thịt dê 250g (thái miếng), hoàng kỳ 25g, đẳng sâm 25g, đương quy 25g, gừng tươi, mắm muối gia vị lượng thích hợp. Hoàng kỳ, đẳng sâm, đương quy bọc vào túi vải, cùng với thịt dê cho vào nồi, thêm nước, hầm nhỏ lửa tới khi thịt chín nhừ, thêm mắm muối cho vừa miệng. Chia ra ăn trong các bữa ăn (ăn thịt, uống nước canh).

Chú ý: Nếu người nóng âm huyết hư nên hạn chế ăn mặn, khô, cay, nóng quá. Nếu người béo đàm trệ huyết ứ cữ thức ăn bổ béo nhiều dầu mỡ khó tiêu... Nếu do huyết hư, ăn ngủ kém, kiêng cữ các vị kích thích như: cà phê, trà đặc, thuốc lá... Để bài thuốc phù hợp với thể trạng cần được thầy thuốc bắt mạch tư vấn thêm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những sự thật về hoa mắt chóng mặt - Phần 1Những sự thật về hoa mắt chóng mặt - Phần 2

Bác sĩ Trần Thị Hải - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 10/06/2023

    Mệt mỏi có phải là triệu chứng của ung thư?

    Mệt mỏi có thể là triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư? Lúc này hay lúc khác, tất cả chúng ta đều đã trải qua sự mệt mỏi. Đối với hầu hết tất cả mọi người, mệt mỏi là cảm giác tạm thời, thường do căng thẳng, bệnh tật hoặc kiệt sức gây ra.

  • 10/06/2023

    Làm thế nào để giảm đau răng vào ban đêm?

    Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về 9 biện pháp khắc phục tại nhà để giảm đau răng vào ban đêm.

  • 10/06/2023

    Ngộ độc thực phẩm khi mang thai

    Khi mang thai, người phụ nữ có thể gặp các triệu chứng phổ biến như nôn và buồn nôn. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể xảy ra do ngộ độc thực phẩm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu những triệu chứng xảy ra có phải do thực phẩm hay không? Và sau khi nhiễm bệnh, bạn cần làm gì để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

  • 09/06/2023

    Dị ứng thời tiết gây đau, ngứa mắt, cách xử lý và phòng tránh?

    Dị ứng thời tiết là bệnh lý có thể gặp quanh năm, đặc biệt là ở các thời điểm giao mùa hay khi trời chuyển lạnh. Khi bị dị ứng thời tiết, ngoài những biểu hiện như hắt hơi, ho, viêm mũi dị ứng hoặc ngứa ngáy trên da, người bệnh còn có thể bị đau, ngứa mắt. Triệu chứng đau, ngứa mắt khi dị ứng thời tiết này còn được gọi là viêm kết mạc dị ứng.

  • 09/06/2023

    Giảm rạn da bằng cách nào?

    Nghiên cứu cho biết rằng không có thành phần bí mật nào có thể chữa khỏi các vết rạn da, ít nhất là hiện tại thì chưa. Nhưng một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm thiểu sự xuất hiện của các vết rạn da và giúp chúng mờ đi nhanh hơn.

  • 09/06/2023

    Mẹo ăn uống giúp ngăn ngừa sỏi thận

    Sỏi thận gây nhiều đau đớn cho người mắc, việc áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý là điều rất quan trọng giúp ngăn ngừa sỏi tiếp tục hình thành và hỗ trợ điều trị hiệu quả. Sau đây là một số mẹo nhỏ trong ăn uống cho bạn.

  • 09/06/2023

    Vì sao nhiễm trùng đường tiết niệu gia tăng trong mùa Hè?

    Nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu) là một bệnh nhiễm trùng ở bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu, gồm hai thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thời tiết mùa Hè khiến nguy cơ nhiễm trùng tiểu tăng lên.

  • 09/06/2023

    5 thói quen có hại với "cửa sổ tâm hồn"

    Đôi mắt được xem là "cửa sổ tâm hồn", nhưng một số thói quen nhỏ hàng ngày của bạn lại có thể gây hại đến chúng. Mắt không được chăm sóc đúng cách cũng sẽ dễ gặp các bệnh lý, suy giảm thị lực.

Xem thêm