Theo Hiệp hội truyền máu song thai tại Mỹ, hội chứng này xảy ra với khoảng 15% trường hợp mang thai song sinh có chung nhau thai. Điều này có nghĩa là tỷ lệ mắc hội chứng truyền máu song thai cho bất kỳ trường hợp mang thai nào là 1/1.000.
Khi mắc phải hội chứng truyền máu song thai, một em bé sẽ nhận được quá nhiều máu, còn em bé còn lại sẽ nhận được quá ít máu. Nguyên nhân là do sự mất cân bằng giữa các mạch máu giữa 2 em bé và nhau thai.
Nguyên nhân của hội chứng truyền máu song thai
Hội chứng truyền máu song thai xảy ra khi máu không được truyền đến 2 em bé một cách cân đối.
Trong những trường hợp mang thai mắc hội chứng truyền máu song thai, một em bé sẽ truyền máu qua các động mạch đến bánh rau, nhưng sẽ không nhận đủ lượng máu có chứa oxy và dinh dưỡng quay trở lại từ bánh rau thông qua tĩnh mạch. Em bé còn lại, thì lại nhận được nhiều máu thông qua tĩnh mạch hơn, so với lượng máu mà bé truyền đi thông qua các động mạch. Đây là một tình trạng nguy hiểm cho cả 2 em bé. Em bé truyền nhiều máu đi thường sẽ có kích thước nhỏ hơn và bị thiếu chất dinh dưỡng, cũng như oxy, trong khi em bé nhận nhiều máu lại có một hệ tuần hoàn luôn phải làm việc quá tải, dẫn đến suy giảm chức năng tim mạch.
Đa số trường hợp mắc hội chứng truyền máu song thai đều là hậu quả của việc xuất hiện các bất thường trong các mạch máu ở bánh rau. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này vẫn chưa được biết rõ.
Mang đa thai và có một bánh rau thường sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng truyền máu song thai. Đây là loại mang thai có thể phát hiện ra được trong thời kỳ sớm, thông qua siêu âm. Bạn sẽ phải thường xuyên siêu âm trong suốt thai kỳ để kiểm soát kích thước và tình trạng của cặp song sinh trong bụng. Theo Hiệp hội truyền máu song thai, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa dinh dưỡng của bà mẹ với hội chứng truyền máu song thai. Nếu bạn mang thai có nguy cơ cao mắc hội chứng này, bác sỹ có thể sẽ đưa ra một thực đơn bữa ăn riêng cho bạn, hoặc kê thêm các loại vitamin để bạn uống bổ sung.
Nhận ra các triệu chứng
Hội chứng truyền máu song thai thường sẽ được phát hiện ra thông qua việc siêu âm và sàng lọc trước sinh, trước khi bạn cảm nhận được các triệu chứng. Khi hội chứng này bắt đầu phát triển, thì các triệu chứng của bạn cũng sẽ xuất hiện. Và những triệu chứng của bạn sẽ giống như triệu chứng của em bé có hệ tuần hoàn phải làm việc quá mức (em bé nhận nhiều máu). Bạn có thể sẽ bị:
Hãy đi khám bác sỹ ngay nếu thai kỳ của bạn bị ảnh hưởng bởi hội chứng truyền máu song thai và nếu bạn xuất hiện bất cứ triệu chứng nào ở trên. Bạn có thể sẽ phải nhập viện để kiểm soát triệu chứng và theo dõi tình hình của 2 em bé.
Chẩn đoán hội chứng truyền máu song thai
Lên kế hoạch và thường xuyên đi khám thai đúng lịch là điều vô cùng quan trọng để phát hiện hội chứng truyền máu song thai. Bác sỹ sẽ có thể nhận ra việc bạn mang đa thai trong những lần siêu âm đầu tiên trong 3 tháng đầu hoặc thông qua việc nghe tim thai. Khi bác sỹ nghi ngờ bạn mang thai đôi, họ sẽ kiểm tra thai bằng siêu âm. Nếu cả 2 em bé đều dùng chung một bánh rau, thì thai kỳ của bạn sẽ được cho là có nguy cơ cao. Bạn sẽ cần phải thường xuyên siêu âm và sàng lọc trước sinh.
Hội chứng truyền máu song thai thường được chẩn đoán bằng việc siêu âm, dựa trên mức độ nước ối bao quanh mỗi em bé. Để đáp ứng lại với tình trạng thiếu oxy và dinh dưỡng, thận của em bé truyền đi nhiều máu có thể ngừng hoạt động, dẫn đến tình trạng thiểu ối. Em bé còn lại, là người nhận nhiều máu, sẽ tăng lượng nước tiểu đào thải ra ngoài để có thể xử lý được lượng máu quá nhiều mà em bé nhận được, do vậy, lượng nước ối bao quanh em bé này thường sẽ nhiều hơn.
Một dấu hiệu khác của hội chứng truyền máu song thai là sự khác biệt về kích thước của mỗi em bé. Nhưng đây là phương pháp không thể chẩn đoán rõ ràng tình trạng này được. Một em bé có thể sẽ lớn hơn, còn em bé còn lại có thể sẽ có kích thước trung bình.
Các xét nghiệm trước sinh, ví dụ như chọc dò dịch ối có thể sẽ giúp chẩn đoán xác định hội chứng này.
Việc điều trị sẽ rất khác nhau, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hội chứng truyền máu song thai và phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của 3 mẹ con. Mục tiêu điều trị là giúp bạn có thể mang thai an toàn và khỏe mạnh cho đến khi 2 em bé có thể ra đời an toàn. Khi 2 em bé có thể ra đời thì lúc đó, hội chứng truyền máu song thai sẽ không còn là mối nguy hiểm nữa (mặc dù hội chứng này có thể sẽ gây ra biến chứng trước khi sinh). Sức khỏe của hai em bé sẽ được theo dõi trong suốt những lần siêu âm. Chụp cộng hưởng từ thai nhi và theo dõi điện tâm đồ sẽ giúp phát hiện được các bất thường ở tim và não của 2 bé.
Bạn sẽ được khuyên nên nghỉ ngơi nhiều trong suốt thai kỳ, các loại dinh dưỡng và thực phẩm bổ sung cũng có thể sẽ được kê để bạn sử dụng.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, hoặc trong trường hợp có thể sẽ sinh non, bạn sẽ phải nhập viên. Một thủ thuật laser ít xâm lấn sẽ được sử dụng để can thiệp vào tuần hoàn ở bánh rau. Thủ thuật này chỉ được thực hiện khi một hoặc cả 2 em bé ở trong tình trạng rất nguy hiểm vì có thể bị tổn thương ngay lập tức.
Khi 2 em bé đã đủ lớn đến mức có thể sống được ở bên ngoài tử cung, bạn và bác sỹ có thể sẽ phải lên kế hoạch cho việc sinh nở. Bác sỹ có thể sẽ giúp bạn chuyển dạ và sinh mổ, nếu các nguy cơ liên quan đến việc đẻ non không nguy hiểm bằng các nguy cơ do hội chứng truyền máu song thai mang lại.
Triển vọng của cặp song sinh
Nếu không được điều trị, sức khỏe của cặp song sinh sẽ rát kém. Theo một bài báo khoa học đăng trên BJOG, một tờ báo quốc tế về sản phụ khoa, thì 70-80% số cặp song sinh mắc phải hội chứng này sẽ không thể ra đời được, và rất nhiều cặp song sinh sống được sau khi trải qua hội chứng này sẽ bị tổn thương não và thận.
Các tiến bộ về y học hiện nay đã giúp cho các cặp song sinh mắc hội chứng truyền máu song thai có kết quả tốt hơn. Rất nhiều trường hợp mắc hội chứng này ở mức độ nhẹ có thể được kiểm soát bằng việc nghỉ ngơi nhiều và trị liệu về dinh dưỡng, cho đến khi việc sinh nở diễn ra an toàn.
Phẫu thuật laser trong những trường hợp nặng có thể sẽ đi kèm theo một số nguy cơ và kết quả đầu ra sẽ rất khác nhau.Một nghiên cứu trên tạp chí The Journal of Fetal Neonatal Medicine chỉ ra rằng, tỷ lệ sống (với 1 hoặc cả 2 em bé) là 91%, và tỷ lệ sống với cả 2 em bé là 72%.
Có nhiều cách điều trị khác cho hội chứng này, ví dụ như rút bớt nước ối (amnioreduction). Trong thủ thuật này, một chút nước ối sẽ được loại bỏ ra khỏi màng ối ở em bé lớn hơn. Một thủ thuật khác, được gọi là septostomy, có thể sẽ tạo ra những lỗ nhỏ ở màng ối để chia tách 2 em bé. Hai thủ thuật này đều có thể sửa chữa nguyên nhân gây hội chứng truyền máu song thai như cách phẫu thuật laser và đều có nguy cơ riêng đi kèm.
Rất nhiều trường hợp mắc hội chức truyền máu song thai không thể dự phòng dược. Tuy nhiên, duy trì một chế độ ăn dinh dưỡng trước và trong suốt thai kỳ có thể dự phòng được hội chứng này, hay ít nhất là làm hội chứng này bớt nghiêm trọng hơn nếu chẳng may có xảy ra. Uống các loại vitamin và khoáng chất khi mang thai đúng như chỉ định của bác sỹ, đi khám thai đúng lịch để theo dõi thai kỳ. Tỷ lệ mắc hội chứng này có kết quả khả quan sẽ tăng lên nếu được phát hiện sớm và được theo dõi chặt chẽ bởi bác sỹ. Hội chứng truyền máu song thai và phương pháp điều trị là một tình trạng y khoa rất phức tạp. Trao đổi với bác sỹ sớm trong thai kỳ để lên kế hoạch tiếp cận và điều trị rối loạn này.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về siêu âm khi mang thai
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.
Ít ai biết rằng, táo không chỉ là loại quả bổ dưỡng mà còn đóng vai trò giúp cải thiện ham muốn tự nhiên. Vậy bằng cách nào và chúng có những dưỡng chất gì tốt cho “chuyện ấy”? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những thay đổi ở âm đạo mà phụ nữ có thể gặp phải sau khi sinh con và đưa ra những lời khuyên hữu ích để việc phục hồi sau sinh trở nên dễ dàng hơn.
Viêm tai là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ em. Mặc dù có thể tự điều trị tại nhà cho một số trường hợp nhẹ, nhưng việc hiểu rõ những gì nên và không nên làm là rất quan trọng để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.