Bổ sung probiotic cho phụ nữ có thai và đang cho con bú có lợi cho trẻ
1. Ngăn ngừa bệnh Eczema
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng cho thấy, những bà mẹ mang thai và cho con bú sử dụng probiotic có thể giúp làm tăng khả năng miễn dịch của sữa mẹ, thúc đẩy yếu tố tăng trưởng, vì vậy cũng cải thiện hệ miễn dịch của bé.
Theo một nghiên cứu khác được thực hiện ở Phần Lan cho thấy, bổ sung probiotic ở phụ nữ có thai và đang cho con bú còn có thể bảo vệ trẻ khỏi các vấn đề dị ứng liên quan tới bệnh eczema.
2. Ngăn ngừa táo bón
Một nghiên cứu được tiến hành trong 12 tháng trên 44 trẻ sơ sinh tại Khoa Tiêu hóa ở một bệnh viện của Naples cho thấy, thường xuyên được tiêu thụ probiotic có thể giúp cải thiện nhu động ruột và giảm táo bón ở trẻ sơ sinh.
3. Cải thiện hệ thống miễn dịch
Khoa học đã chứng minh, có đến 2/3 hệ miễn dịch của trẻ nằm trong đường tiêu hóa. Vì vậy, cải thiện hệ sinh vật đường ruột của trẻ bằng cách bổ sung probiotic thông qua sữa mẹ là một chiến lược quan trọng giúp tăng cường sức khỏe tổng thể của bé. Do đó, việc bổ sung probiotic vào chế độ ăn uống của phụ nữ có thai và đang cho con bú cũng là một trong những cách hiệu quả để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
4. Ngăn chặn bệnh Thrush (nấm Candida)
Thrush (nấm Candida) là một bệnh nhiễm nấm có thể lây từ mẹ sang miệng em bé trong thời gian cho con bú. Bình thường nấm vẫn trú ngụ trên cơ thể, không xâm lấn gây bệnh, tuy nhiên khi có sự mất cân bằng hệ vi sinh vật nó có thể phát triển và gây ra nhiễm trùng. Probiotic được biết đến là những lợi khuẩn tốt cho cơ thể, giúp lấy lại sự cân bằng của hệ vi sinh vật cơ thể. Vì vậy, bổ sung probiotic trong thời kỳ mang thai và cho con bú sẽ giúp trẻ ngăn ngừa bệnh nấm miệng candida.
5. Phòng ngừa hội chứng ruột và tâm thần (Gut And Psychology Syndrome – GAP)
Hội chứng ruột và tâm thần là tình trạng xảy ra có sự liên quan giữa chức năng hệ thống tiêu hóa và hoạt động của não. Nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Bệnh tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), tâm thần phân liệt, rối loạn tâm trạng và là nguyên nhân dẫn đến chứng còi cọc ở trẻ.
Nghiên cứu cho thấy, không nuôi con bằng sữa mẹ có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng này. Vì không được bú sữa mẹ sẽ khiến tiêu hệ hóa và miễn dịch của trẻ kém phát triển dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Chính vì vậy, cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột có vai trò quan trọng trong việc phòng tránh hội chứng ruột và tâm thần, cũng như các biến chứng của nó. Điều đó càng chứng minh vai trò của việc bổ sung probiotic cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.