Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biện pháp làm sạch thớt gỗ

Thớt gỗ là vật dụng không thể thiếu trong bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, bạn cần vệ sinh thớt thường xuyên để tránh thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn như E.coli, có thể gây ra các bệnh do thực phẩm. Bạn nên dùng một thớt để thái thịt sống, một thớt để sử dụng cho các thực phẩm chín. Nếu không thì có thể dùng chung một chiếc thớt nhưng miễn là bạn phải làm sạch nó thật kỹ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các bước giúp bạn làm sạch thớt gỗ sau mỗi lần sử dụng.

Bước 1: Rửa sạch bằng nước xà phòng nóng

Nếu sử dụng chung thớt để thái thịt sống và chín, bạn nên làm sạch triệt để và vệ sinh thớt thật kỹ sau mỗi lần sử dụng. Hãy nhớ rằng việc sử dụng thớt riêng có thể giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến nghị nên rửa tất cả các loại thớt bằng nước xà phòng nóng sau mỗi lần sử dụng dù làm bằng vật liệu xốp như gỗ hay không xốp như nhựa hoặc thuỷ tinh.

Rửa sạch thớt giữa các lần sử dụng là cách hiệu quả nhất để giảm vi khuẩn trên bề mặt thớt và tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn, truyền vi khuẩn từ bề mặt này sang bề mặt khác.

Cách rửa thớt gỗ:

  • Làm sạch bề mặt bằng nước xà phòng nóng để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn
  • Rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ cặn xà phòng.
Bước 2: Sấy khô

Sau khi rửa, hãy lau khô thớt bằng khăn giấy dùng một lần, sau đó để nó khô tự nhiên trên kệ thoáng khí. Nếu để thớt trên bề mặt phẳng, một mặt thớt có thể bị cong. Hãy lưu ý rằng khăn lau bếp bằng vải có thể chứa vi khuẩn lây truyền sang bề mặt thớt, vì vậy, hãy giặt khăn bếp thường xuyên.

Để thớt khô hoàn toàn trước khi chuyển sang bước sát trùng.

Đọc thêm bài viết: Vệ sinh khăn ăn, khăn bếp, khăn vệ sinh

Bước 3: Sát trùng

Một số loại thớt có chứa hợp chất kháng khuẩn như triclosan. Tuy nhiên, chúng thường không có hiệu quả đối với hầu hết các vi khuẩn có trong thực phẩm và việc rửa nhiều lần sẽ làm giảm đặc tính kháng khuẩn. Các loại gỗ khác nhau có thể giữ lại lượng vi khuẩn khác nhau, tuỳ thuộc vào kết cấu, độ xốp và khả năng hút nước cuả từng loại gỗ.

Quan trọng là phải vệ sinh thớt để giảm lượng vi khuẩn trên bề mặt và loại bỏ mùi hôi. Chỉ rửa bằng xà phòng rửa chén có thể không hiệu quả. Nước điện phân trung tính, dung dịch gốc acid lactic (nước cốt chanh hoặc giấm trắng) và hợp chất amoni bậc 4 làm giảm vi khuẩn từ thực phẩm trên bề mặt thớt.

USDA và FDA khuyến nghị sử dụng dung dịch thuốc tẩy pha loãng để vệ sinh thớt, 1 thìa canh (15ml) thuốc tẩy không mùi với 4,5l nước hoặc 1 thìa cà phê (5ml) cho 950ml nước.

Cách vệ sinh thớt gỗ:

  • Chà bề mặt thớt gỗ bằng vôi hoặc chanh đã cắt hoặc xịt chất khử trùng 
  • Để dung dịch này trên thớt trong 1 – 5 phút
  • Rửa sạch bằng nước và để khô tự nhiên như đã mô tả ở trên.

Hãy cố gắng vệ sinh thớt ít nhất 1 tuần 1 lần.

Bước 4: Thoa dầu

Thớt gỗ dễ bị hư hỏng, nứt, vỡ vụn. Vì vậy, bạn có thể sử dụng các loại dầu khoáng dùng cho thực phẩm như dầu parafin lỏng hoặc dầu phong để giữ độ ẩm và kéo dài tuổi thọ cho thớt.

  • Thoa nhiều dầu khoáng lên bề mặt khô của thớt gỗ sạch
  • Dùng cọ sơn nhỏ hoặc khăn lau đều dầu cho đến khi ướt tấm thớt
  • Để thớt ngâm qua đêm hoặc trong vài giờ trước khi sử dụng lại.

Thoa dầu một tháng một lần để có kết quả tốt nhất.

Một số điều cần tránh

  • Không ngâm thớt trong nước. Gỗ có tính xốp có thể bị phồng hoặc cong vênh khi bị ngâm nước, gây nứt vỡ và rút ngắn thời hạn sử dụng
  • Không đặt thớt vào máy rửa bát trừ khi nó được đánh dấu “an toàn với máy rửa bát” vì các vi khuẩn từ gỗ có thể truyền sang bát đĩa của bạn
  • Không sử dụng dầu thực vật thông thường để thoa lên thớt vì chúng sẽ bị ôi thiu và có thể gây ra mùi hôi.
  • Không sử dụng gỗ có vết nứt và rãnh khó làm sạch. Tốt nhất là thay thế bằng thớt khác.

Thớt gỗ là một vật dung cần thiết cho nhà bếp nhưng nó cần được làm sạch để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn và duy trì chất lượng cũng như tuổi thọ của thớt.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm