Những thói quen này bao gồm:
Các nhà nghiên cứu cho biết những người thực hiện những thói quen này ở tuổi trung niên có thể sống lâu hơn đáng kể so với những người không thực hiện. Đặc biệt, những người đàn ông tuân theo tất cả 8 yếu tố trên ở tuổi 40 có thể sống lâu hơn tới 24 năm so với những người không áp dụng bất kỳ thói quen lành mạnh nào trong số này. Con số này ở phụ nữ là 22.6 năm.
Đọc thêm bài viết: 5 chế độ ăn tốt nhất cho phụ nữ trên 50 tuổi
8 thói quen lối sống kéo dài tuổi thọ của bạn
Để nghiên cứu xem lối sống có liên quan như thế nào đến tuổi thọ, các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ hồ sơ bệnh án và bảng câu hỏi của hơn 719.147 cựu quân nhân Hoa Kỳ từ năm 2011 - 2019. Người trong độ tuổi từ 40 - 99 tuổi được đưa vào nghiên cứu, có 33.375 trường hợp tử vong được ghi nhận trong thời gian theo dõi.
Khi phân tích dữ liệu, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc không vận động, sử dụng thuốc phiện và hút thuốc là những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất, làm tăng nguy cơ tử vong cao hơn 30 - 50%. Cùng với đó, chất lượng giấc ngủ kém, chế độ ăn uống không lành mạnh, uống rượu say và căng thẳng đều làm tăng khoảng 20% nguy cơ tử vong. Việc thiếu các mối quan hệ xã hội tích cực làm tăng 5% nguy cơ mắc bệnh.
Chỉ cần bạn áp dụng 1 thói quen cũng giúp làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong. Với những người áp dụng cả 8 thói quen này, tỷ lệ tử vong giảm 13% ở mọi nguyên nhân. Theo các chuyên gia, không bao giờ là quá muộn để áp dụng một lối sống lành mạnh.
Tại sao những thay đổi này có thể giúp tăng tuổi thọ?
Các bác sĩ tim mạch tin tưởng rằng việc áp dụng các yếu tố lối sống toàn diện này là nền tảng của cả phòng ngừa sơ cấp và thứ phát nhiều bệnh mạn tính như: bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, mất trí nhớ… Nguyên nhân đem đến những lợi ích này là do ngăn chặn được quá trình oxy hóa và viêm nhiễm xảy ra trong cơ thể.
Các chuyên gia cũng giải thích rằng bệnh tim mạch và ung thư là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Cụ thể, những yếu tố nguy cơ này là huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường, sử dụng thuốc lá, căng thẳng tinh thần, mỡ nội tạng cao, chế độ ăn uống không lành mạnh và lối sống ít vận động.
Việc sử dụng thuốc lá là một yếu tố nguy cơ chính của một số loại bệnh mạn tính, chẳng hạn như bệnh tim mạch; đột quỵ; ung thư phổi, bàng quang và thực quản; bệnh phổi mạn tính; bệnh tiểu đường. Các bệnh mạn tính có liên quan đến hầu hết các bệnh tật và tử vong, do đó chịu trách nhiệm về phần lớn chi phí chăm sóc sức khỏe và gánh nặng tài chính.
Đọc thêm bài viết: 11 siêu thực phẩm cho người cao tuổi
Bí quyết áp dụng 8 thói quen để trường thọ
Để tạo ra những thay đổi bền vững, bạn cần áp dụng những thói quen phù hợp với lối sống của mình. Tính nhất quán là chìa khóa để ảnh hưởng đến tuổi thọ. Chuyên gia cũng nói thêm rằng thiết bị đeo, ứng dụng điện thoại và hỗ trợ cộng đồng cũng có thể hữu ích khi tạo thói quen mới. Ví dụ: bạn có thể sử dụng máy theo dõi thể dục, ứng dụng theo dõi thói quen uống rượu của mình hoặc các lớp thể dục theo nhóm để tạo động lực giúp bạn tiếp tục theo đuổi mục tiêu của mình.
Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt hơn. Tham khảo dịch vụ khám, tư vấn dinh dưỡng tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.