Trưởng nhóm nghiên cứu giáo sư Jeroen Raes thuộc Đại học Leuven (Bỉ) và cộng sự nói rằng khám phá của họ đã đặt tiền đề cho những nghiên cứu trong tương lai về tác động của các vi khuẩn chí đường ruột đối với nguy cơ bệnh tật của con người.
Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Science này là một trong những nhiên cứu trên quy mô lớn nhất đánh giá sự đa dạng của vi khuẩn đường ruột ở đối tượng người khỏe mạnh.
Hệ vi khuẩn chí đường ruột bao gồm khoảng 10 tỷ vi sinh vật với ít nhất 1000 chủng vi khuẩn và có thể nặng tới 2 kg.
Trong khi khoảng 1/3 số lượng vi khuẩn là giống nhau ở hầu hết mọi người thì khoảng 2/3 là đặc hiệu cho từng cá nhân. Đây là điểm khiến cho các nhà khoa học khá tò mò về tác động khác nhau của chúng đối với sức khỏe con người.
Nhận diện 69 yếu tố có ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn chí đường ruột
Trong nghiên cứu này, GS. Raes và cộng sự đã phân tích mẫu phân của hơn 1000 người khỏe mạnh tại Bỉ tham gia vào một phần dự án Flemish Gut Flora Project.
Trong quá trình phân tích, nhóm đã nhận diện được 69 yếu tố có tác động đến sự da dạng của hệ vi khuẩn chí đường ruột, nhiều yếu tố trong đó có liên quan đến thời gian vận chuyển thức ăn từ miệng cho tới ruột già, chế độ dinh dưỡng, việc sử dụng thuốc, giới tính, tuổi tác và sức khỏe nói chung.
Các nhà khoa học kết hợp kết quả của họ với những kết quả nghiên cứu khác trên thế giới để nhận diện ra 14 chủng vi khuẩn hiện diện trong hệ vi sinh đường ruột của mỗi người.
GS. Reas nói rằng hầu hết các nghiên cứu đều tập trung đánh giá tác động của hệ vi sinh đường ruột đối với nguy cơ mắc một số căn bệnh. Tuy nhiên ông cho rằng việc phân tích các chủng vi khuẩn thường gặp trong đường ruột là hết sức cần thiết để giúp đưa ra các chẩn đoán và sử dụng thuốc dựa trên các vi khuẩn đường ruột. Bạn cần phải hiểu tất cả những gì được coi là bình thường trước khi tiến xa hơn đến mục đích điều trị bệnh.
Thời gian vận chuyển thức ăn, bia và sô cô la đen có ảnh hưởng chủ yếu đến vi khuẩn chí đường ruột
Thời gian thức ăn được đưa qua hệ tiêu hóa được cho là có ảnh hưởng lớn nhất đối với thành phần của hệ vi sinh đường ruột, và chế độ dinh dưỡng – đặc biệt là chất xơ – cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Một thông tin thú vị là nhóm nghiên cứu nhận thấy việc tiêu thụ sô cô la có khả năng điều chỉnh sự hiện diện của một quần thể vi khuẩn đặc trưng, ngoài ra bia cũng đồng thời có ảnh hưởng quan trọng đến thành phần của hệ vi sinh đường ruột.
Cùng với các nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học đã tìm ra mối liên quan giữ việc sử dụng thuốc và hệ vi khuẩn đường ruột. Các loại thuốc như thuốc nhuận tràng, thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng và hormon tránh thai hay kiểm soát các triệu chứng mãn kinh có ảnh hưởng đến sự đa dạng của hệ vi khuẩn đường ruột.
Khi đánh giá các dữ liệu từ nghiên cứu Dutch Life Lines, các nhà khoa học nhận thấy rằng khoảng 90% các yếu tố họ đã nhận diện mà có ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột đều đã được tìm ra từ nghiên cứu thuần tập tại Hà Lan này.
Những kết quả này đều rất cần thiết cho quá trình nghiên cứu bệnh học. Ví dụ như bệnh Parkinson là một căn bệnh khiến thời gian vận chuyển thức ăn qua ruột dài hơn bình thường, và do đó có tác động trực tiếp đến thành phần của hệ vi khuẩn đường ruột.
Mặc dù khám phá này đã cung cấp những thông tin vô cùng quan trọng về các yếu tố có tác động đến thành phần hệ vi khuẩn chí đường ruột nhưng vẫn còn khá điều điều cần khám phá bởi kết quả này chỉ giải thích được khoảng 7% thông tin về hệ vi khuẩn chí.
Các nhà khoa học ước tính rằng sẽ cần phải thu thập tới gần 40,000 mẫu phân để có thể có được một bức tranh toàn cảnh về thành phần của hệ vi khuẩn chí đường ruột và từ đó có được những hiểu biết sâu hơn về tác động của chúng đối với sức khỏe con người.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.