Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tỷ lệ người trẻ bị ung thư dạ dày ngày càng tăng

Tỷ lệ dưới 40 tuổi mắc bệnh này ngày càng tăng, thậm chí có những trường hợp dưới 30 tuổi đã bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

Bác sĩ Võ Duy Long cùng ê kip phẫu thuật đang mổ nội soi điều trị ung thư dạ dày. Ảnh: TT.

Hiện nay ung thư dạ dày khá phổ biến, nằm trong số 10 loại ung thư thường gặp nhất. Riêng tại Việt Nam, căn bệnh này đứng hàng thứ hai ở nam giới sau ung thư phổi, thứ ba ở nữ giới sau ung thư vú và cổ tử cung. Khoảng 2/3 người bị ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn tiến triển, khối u đã xâm lấn và di căn hạch lympho hay di căn xa.

Thạc sĩ, bác sĩ Võ Duy Long, Phó trưởng khoa Ngoại Tiêu Hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết, hàng năm tại đây tiếp nhận từ 300 đến 400 bệnh nhân ung thư dạ dày. Trong đó gần 2/3 trường hợp còn chỉ định điều trị bằng phẫu thuật triệt để, số còn lại đã di căn xa không thể phẫu thuật mà chỉ có thể điều trị nội khoa để kéo dài sự sống.

Bác sĩ Long khuyến cáo ung thư dạ dày đang có xu hướng trẻ hóa. Tỷ lệ người bệnh dưới 40 tuổi ngày càng tăng, đặc biệt có những trường hợp dưới 30 tuổi. Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM từng tiếp nhận một nữ sinh 18 tuổi đến khám vì triệu chứng đau bụng dữ dội. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối đã di căn khắp ổ bụng nên không thể phẫu thuật điều trị triệt để. Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc để kéo dài thời gian sống.

Một trường hợp khác là nữ bệnh nhân 33 tuổi ở Quảng Ngãi đến khám cách đây 2 năm với triệu chứng đau bụng và nôn ói suốt hơn 4 tháng. Bác sĩ nội soi phát hiện ổ loét một cm ở hang vị dạ dày. Giải phẫu bệnh cho thấy chị này bị ung thư dạ dày giai đoạn 2A và được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật nội soi. Sau mổ, sức khỏe bệnh nhân bình phục nhanh, hiện đã có thai ở tuần thứ 12.

Theo bác sĩ Long, tỷ lệ ung thư dạ dày ngày càng gia tăng ở Việt Nam và một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản là do chế độ ăn nhiều muối, ăn nhiều đồ muối chua, thực phẩm hun khói... Bên cạnh đó, tình trạng nhiễm khuẩn helicobacter pylori, một loại vi khuẩn sống trong niêm mạc nhầy của dạ dày và một số bệnh lý như viêm dạ dày mãn tính, viêm teo dạ dày, dị sản ruột cũng làm gia tăng tỷ lệ ung thư. Bệnh cũng mang tính gia đình.

Ung thư dạ dày khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Thời gian đầu bệnh thường không gây triệu chứng gì. Đến khi ung thư đã di căn gây ra đau vùng thượng vị không điển hình không có chu kỳ, đầy bụng, chán ăn, rối loạn tiêu hóa. Bệnh nhân có thể bị suy nhược toàn thân, gầy sút nhanh, buồn nôn và nôn, nôn ra máu hoặc đại tiện ra máu..

Thông thường mổ mở cắt dạ dày kèm nạo hạch lympho là phương pháp điều trị tiêu chuẩn được lựa chọn giúp cải thiện thời gian sống còn cho người bệnh. Những năm gần đây, phương pháp phẫu thuật nội soi dạ dày được áp dụng ngày càng rộng rãi mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân hơn. Đặc biệt nội soi cắt dạ dày kèm nạo hạch là một phẫu thuật khó, kỹ thuật phức tạp được thực hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1994. Đã có rất nhiều báo cáo về phẫu thuật này chứng minh hiệu quả về mặt ung thư học trong điều trị ung thư dạ dày. Nhiều nước trên thế giới cũng áp dụng kỹ thuật này và ghi nhận kết quả tốt.

Bác sĩ Long cho biết, trong 2 năm gần đây đã có hơn 250 trường hợp ung thư dạ dày được phẫu thuật nội soi, chiếm hơn 50% số bệnh nhân ung thư dạ dày đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Theo dõi cho thấy hiệu quả sống còn sau phẫu thuật nội soi tương đương hoặc tốt hơn mổ mở. “Đặc biệt, với kỹ thuật cắt nối hoàn toàn trong ổ bụng bằng phẫu thuật nội soi mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh như giảm đau sau mổ, hồi phục nhanh và tính thẩm mỹ cao”.

Trần Ngoan - Theo Vnexpress.net
Bình luận
Tin mới
  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch: Những điều cần biết

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

  • 29/06/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 28/06/2025

    Người mắc bệnh tim có nên ăn trứng?

    Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.

Xem thêm