Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh hồng cầu hình liềm: phân loại, triệu chứng và điều trị

Bệnh hồng cầu hình liềm là một dạng thiếu máu khi tế bào hồng cầu thay đổi hình dạng đĩa lõm 2 mặt bình thường thành dạng hình liềm. Những tế bào hồng cầu hình liềm gặp khó khăn trong việc di chuyển trong lòng mạch và có thể bị tắc. Cơ thể coi những tế bào này là bất thường và tiêu diệt chúng nhanh hơn bình thường dẫn đến thiếu máu.

Bệnh hồng cầu hình liềm: phân loại, triệu chứng và điều trị

Nguyên nhân

Bệnh hồng cầu hình liềm là bệnh bẩm sinh, chính vì thế một người khi sinh ra đã mắc bênh. Đối với một người mắc hồng cầu hình liềm do di truyền, cả bố và mẹ phải có gen này. Trong một số dạng hiếm của bệnh, một người có tính trạng hồng cầu hình liềm và người kia có tính trạng Hemoglobin C hoặc β thalassemia. Khi cả bố và mẹ có gen hồng cầu hình liềm (hoặc tính trạng khác), có 25% cơ hội có con mắc bệnh hồng cầu hình liềm. Nguy cơ này diễn ra mỗi lần mang thai.

Phân loại

Dạng phổ biến nhất của bệnh hồng cầu hình liềm được gọi là hemoglobin SS. Những loại khác gồm: hemoglobin SC, hồng cầu hình liềm β không kèm thalassemia, và hồng cầu hình liềm β kèm thalassemia là những dạng nghiêm trọng của bệnh hồng cầu hình liềm. Bệnh hemoglobin SC được xem là trung bình và nói chung hồng cầu hình liềm kèm thalassemia là loại nhẹ nhất.

Chẩn đoán

Ở Mỹ, tất cả trẻ sơ sinh được xét nghiệm bệnh hồng cầu hình liềm ngay sau khi sinh như một phần của chương trình kiểm tra trẻ sơ sinh. Nếu kết quả dương tính, bác sĩ nhi hoặc trung tâm y tế địa phương sẽ được thông báo kết quả để những bố mẹ có thể kiểm tra tế bào hình liềm.

Ở những đất nước mà trẻ sơ sinh không được xét nghiệm, những người thường được chẩn đoán mắc bệnh hồng cầu hình liềm khi họ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng.

Triệu chứng

Do bệnh hồng cầu hình liềm là một rối loạn của tế bào hồng cầu nên toàn bộ cơ thể đều bị ảnh hưởng

  • Đau: khi tế bào hồng cầu liềm mắc vào mạch máu, máu không thể chảy tới các vùng của xương. Điều này dẫn đến thiếu oxy đến vùng này và gây đau
  • Nhiễm trùng: do lách (một cơ quan thuộc hệ miễn dịch) không thực hiện đúng chức năng, những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn. Đây là lí do mà trẻ nhỏ mắc bệnh cần uống penicillin 2 lần mỗi ngày.
  • Đột quỵ: nếu tế bào hồng cầu liềm tắc ở một mạch máu não, một vùng não không được cung cấp oxy dẫn đến đột quỵ. Điều này có thể được thể hiện như choáng ngất, yếu tay chân hoặc khó khăn trong việc nói chuyện. Đột quỵ có thể xảy ra ở trẻ em cũng như người lớn và là tình trạng cấp cứu.
  • Mệt mỏi: do những người mắc bệnh bị thiếu máu, họ có thể thấy mất hết năng lượng hoặc mệt mỏi.
  • Sỏi thận: khi tế bào máu bị vỡ chúng giải phóng bilirubin. Sự tích tụ bilirubin có thể dẫn đến tiến triển sỏi thận.
  • Cương dương: nếu tế bào hồng cầu hình liềm tắc ở dương vật, hậu quả là trạng thái cương cứng đau và không theo ý muốn.

Điều trị

  • Penicillin: 2 lần mỗi ngày, penicillin được dùng ngay sau khi chẩn đoán (thường trước 2 tháng tuổi). Uống penicillin  2 lần mỗi ngày cho đến khi 5 tuổi có thể làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Tiêm phòng: tiêm phòng có thể giảm nguy cơ nhiễm khuẩn
  • Truyền máu: truyền máu được sử dụng để điều trị những biến chứng của bệnh. Bệnh nhân với bệnh hồng cầu hình liềm bị đột quỵ hoặc có nguy cơ đột quỵ cao được truyền máu theo chỉ định của bác sĩ để dự phòng những vấn đề về sau.
  • Hydroxyurea: là loại thuốc duy nhất được FDA chấp thuận để điều trị bệnh hồng cầu hình liềm. Hydroxyurea được chứng minh là giảm thiếu máu và biến chứng.
  • Cấy tủy xương: cấy tủy xương cách duy nhất chữa khỏi bệnh hồng cầu hình liềm. Điều trị thành công khi người hiến tế bào gốc phù hợp.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 triệu chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm ở trẻ nhỏ

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm