Trong đa số các trường hợp, việc dự phòng nhiễm khuẩn cho thực phẩm hoàn toàn có thể thực hiện được. Bảo quản và chế biến thực phẩm không đúng cách là nguyên nhân hàng đầu khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Nếu bạn để thực phẩm ở nhiệt độ từ 25-40 độ C, vi khuẩn có thể tăng gấp đôi số lượng sau khoảng 20 phút và sẽ tiếp tục nhân lên theo cấp số nhân.
Nhiễm khuẩn thực phẩm là gì?
Nhiễm khuẩn là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh do thực phẩm. Nhiễm khuẩn xảy ra khi vi khuẩn nhân lên trong thực phẩm và khiến thực phẩm bị hỏng. Ăn những loại thực phẩm này có thể sẽ khiến bạn bị ốm, có thể là do trực tiếp từ vi khuẩn hoặc do chất độc mà vi khuẩn tiết ra.
Chúng ta hay gọi chung là "ngộ độc thực phẩm", thực ra có mấy nhóm với cơ chế gây bệnh khác nhau:
Các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn bao gồm:
Những triệu chứng này thường xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhưng đôi khi triệu chứng có thể xuất hiện sau nhiều ngày hoặc nhiều tuần, tùy thuộc vào tốc độ phát triển của vi khuẩn.
Mặc dù tất cả các thực phẩm đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nhưng một số thực phẩm sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn các loại khác.
Các thực phẩm có hàm lượng nước cao, nhiều tinh bột hoặc nhiều protein sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, do đó sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn, ví dụ như:
Bằng cách nấu chín và bảo quản đúng cách, bạn có thể làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm khuẩn ở những thực phẩm này.
Bao lâu thực phẩm sẽ bị nhiễm khuẩn?
Vi khuẩn có thể sẽ nhân lên với tốc độ chóng mặt nếu được bảo quản trong nhiệt độ nguy hiểm như 25-40 độ C. Nếu bạn bảo quản thực phẩm trong chạn bếp hoặc các khu vực khác ở ngưỡng nhiệt độ này, vi khuẩn có thể tăng lên với số lượng gấp đôi trong vòng 20 phút và tiếp tục nhân lên với tốc độ này trong nhiều giờ tiếp theo. Điều này cũng có thể sẽ khiến thực phẩm có nhiều khả năng có số lượng vi khuẩn phát triển vượt quá số lượng cho phép dẫn đến các triệu chứng bệnh. Ngược lại, nếu bạn bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ dưới 4-8 độ C(ngăn mát tủ lạnh) vi khuẩn sẽ phát triển rất chậm. Ở nhiệt độ -18 độ C (ngăn đá của tủ lạnh), vi khuẩn sẽ bị bất động, còn được gọi là ở trạng thái ngủ và sẽ không nhân lên được. Nếu bạn bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ trên 60 độ C, vi khuẩn sẽ không thể tồn tại được và sẽ bị tiêu diệt. Đó là lý do tại sao việc nấu chín thực phẩm và hâm lại thực phẩm đúng cách là rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc các bệnh do thực phẩm.
Để dự phòng sự phát triển quá nhanh của vi khuẩn, thì việc bảo quản thực phẩm ngoài khoảng nhiệt độ nguy hiểm là vô cùng quan trọng. Nếu để thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn trong khoảng nhiệt độ nguy hiểm trong vòng hơn 2 giờ, tốt nhất bạn nên vứt chúng đi. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng, nếu thực phẩm đã nhiễm khuẩn thì việc bạn cất chúng lại trong tủ lạnh hoặc ngăn đá sẽ không giúp tiêu diệt vi khuẩn, nhưng thực phẩm đó vẫn sẽ không an toàn.
Thực phẩm bị nhiễm khuẩn như thế nào?
Từ khi được sản xuất cho đến khi bạn ăn, có rất nhiều cơ hội để vi khuẩn có thể phát triển:
Thông thường, thực phẩm sẽ bị nhiễm khuẩn chéo do vi khuẩn. Nhiễm khuẩn chéo có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình xản xuất. Vi khuẩn có thể sẽ bị lây nhiễm vào thực phẩm theo rất nhiều cách, ví dụ như:
Tuy nhiên, thực phẩm cũng có thể bị nhiễm khuẩn mà không do nhiễm khuẩn chéo. Vi khuẩn cũng có thể sẽ tồn tại tự nhiên trong thịt sống, thịt gà và cá. Điều đó có nghĩa là bạn nên nấu chín những thực phẩm này đến nhiệt độ thích hợp để tiêu diệt các vi khuẩn có hại.
Cuối cùng, vi khuẩn cũng có thể phát triển trên thực phẩm để trong khoảng nhiệt độ nguy hiểm trong thời gian quá dài, ví dụ như thức ăn thừa để trên bàn hoặc không được cho vào tủ lạnh.
Do nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình sản xuất ra thực phẩm, nên rất khó để đảm bảo rằng tất cả mọi người tham gia vào chuỗi xử lý thực phẩm từ nông trại đến bàn ăn đều thực hiện đúng quy trình vệ sinh.
Bạn cần làm rất nhiều việc để làm giảm nguy cơ nhiễm độc từ thực phẩm, bao gồm:
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thực phẩm nào không cần bảo quản trong tủ lạnh?
Một số bằng chứng sơ bộ cho thấy bơ có thể giúp thúc đẩy quá trình giảm cân. Tuy nhiên, ăn nhiều lại khiến bạn tăng cân. Bạn nên ăn bơ 2 lần mỗi tuần hoặc ăn mỗi ngày lượng vừa đủ (khoảng 100-130g).
Vào dịp nghỉ lễ tết chúng ta thường "nuông chiều" cơ thể một nên dễ dàng tăng cân và khó giữ dáng. Lời khuyên dưới đây giúp bạn không tăng cân và giữ dáng.
Không có đồ uống nào có thể giúp giảm cân mà chỉ có thể sử dụng kết hợp với chế độ ăn và luyện tập để hỗ trợ giảm cân bằng việc bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cơ thể chuyển hóa chất béo.
Nếu sữa không phải là một lựa chọn cho bạn (dựa trên sở thích khẩu vị hoặc bạn là người ăn chay trường, ăn chay hoặc hạn chế đường lactose) thì có một số lựa chọn thay thế
Nghiên cứu mới đây tại Mỹ đã cho thấy: nhiễm COVID-19 gây nên các tình trạng thoái hóa thần kinh không thể đảo ngược và đẩy nhanh quá trình lão hóa não. Bên cạnh đó, nhiễm COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và nguy cơ phát triển các tổn thương dai dẳng dẫn đến chảy máu não, cũng như các tình trạng thần kinh không thể phục hồi.
Nguyên chất, không béo, giảm, tách béo, hạnh nhân, đậu nành, gạo - con đường đi bán sữa của các cửa hàng tạp hóa không ngừng mở rộng.
Vào mùa hè, việc tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng mặt trời, côn trùng và thực vật độc có thể gây ra một số phát ban ngứa và đau.
Cùng với những lợi ích khác, ăn uống lành mạnh và năng động có thể giúp bạn cải thiện được tối đa tình trạng thoái hóa khớp.