Bạn nên ăn gì khi điều trị ung thư?
Ăn uống là vấn đề hết sức quan trọng khi bạn bị ung thư. Cơ thể cần đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để có thể duy trì sức khỏe. Dinh dưỡng tốt sẽ mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn. Nhưng bệnh tật có thể khiến bạn chán ăn và khó ăn đủ nhu cầu cần thiết, và chế độ ăn thường khác nhau trước, trong và sau điều trị.
Trước điều trị
Bạn nên tập trung vào các thực phẩm lành mạnh trước khi bắt đầu điều trị. Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Đây cũng là thời điểm tốt để lập kế hoạch cho những ngày bạn không muốn chế biến bất cứ thứ gì để ăn. Hãy dự trữ trong tủ lạnh những thực phẩm lành mạnh, đặc biệt là những loại ít cần chế biến. Hạt dẻ, sữa chua, táo, rau, ngũ cốc nguyên hạt là một số lựa chọn mà bạn có thể sử dụng. Bạn cũng có thể cất vào ngăn đá một số món ăn ưa thích của mình.
Bạn cũng có thể nhờ một vài người bạn hoặc gia đình mang cho bạn thức ăn trong những ngày đầu điều trị.
Trong quá trình điều trị
Bạn có thể có những ngày cảm thấy rất hứng thú với đồ ăn nhưng lại có những khi không muốn ăn gì cả.
Vào những ngày có "tâm trạng" ăn uống, hãy ăn nhiều protein và năng lượng. Điều đó sẽ giữ cho cơ thể khỏe mạnh và giúp cải thiện những ảnh hưởng từ việc điều trị của bạn.
Cố gắng tăng cường ăn rau củ quả. Bao gồm các loại rau có màu xanh đậm và vàng sẫm, và trái cây như cam và bưởi. Những thực phẩm có màu sắc sặc sỡ chứa nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh.
Uống nhiều nước: bạn cần uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày, cả nước lọc và nước hoa quả. Nó sẽ giúp bạn bổ sung vitamin và tránh mất nước.
Điều quan trọng là bạn không nên ăn thịt, cá, gia cầm sống hay chưa được nấu chín kĩ, các đồ ăn và thức uống không đảm bảo vệ sinh.
Ăn bất cứ khi nào bạn cảm thấy đói. Bạn có thể uống những thức uống giàu dinh dưỡng trong những ngày bạn không muốn ăn và chia thành 5-6 bữa nhỏ thay vì 2-3 bữa lớn trong ngày.
Bạn cũng nên ăn những đồ ăn nhẹ như sữa chua, ngũ cốc, phomai và bánh quy hoặc súp. Nếu bạn đang điều trị hóa trị, bạn nên ăn các bữa ăn nhỏ hoặc đồ ăn nhẹ để hạn chế buồn nôn.
Kiểm soát các tác dụng phụ
Có nhiều tác dụng phụ khi điều trị ung thư có thể làm bạn chán ăn nhưng một vài mẹo nhỏ có thể giúp bạn khắc phục các vấn đề này.
Nôn, buồn nôn: Tránh chất béo, dầu mỡ hoặc thức ăn cay, hay những món có mùi mạnh. Ăn các thực phẩm khô như bánh quy giòn hoặc bánh mì nướng mỗi vài giờ. Nhấp một ít chất lỏng như nước canh, nước uống thể thao và nước lọc.
Các vấn đề về họng và miệng: Đối với các vết loét, đau hoặc khó nuốt, bạn nên ăn thức ăn mềm. Tránh những thức ăn thô hoặc hỗn tạp, và nhiều gia vị hay thức ăn có tính axit. Ăn khi đồ ăn còn ấm (không quá nóng hoặc lạnh). Và sử dụng một ống hút cho các món súp hoặc đồ uống.
Tiêu chảy và táo bón: Đối với tiêu chảy, điều quan trọng là bạn cần cung cấp đủ nước. Uống nhiều nước, và giảm bớt thực phẩm nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau. Nếu bạn đang bị táo bón, từ từ thêm các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn của bạn cùng với việc bổ sung đủ nước.
Thay đổi khẩu vị: Điều trị có thể làm ảnh hưởng đến vị giác của bạn. Những thứ mà bạn không thích trước đó có thể trở nên ngon lành ở hiện tại. Vì vậy, hãy thử ăn các thức ăn mới.
“Chế độ ăn chống ung thư”
Nhiều người tin rằng một chế độ ăn “đặc biệt” có thể hạn chế hoặc đẩy lùi ung thư. Có nghe bạn đã từng được khuyên rằng nên ăn chay khi bị ung thư. Nhưng trước khi bạn thực hiện bất kì một thay đổi lớn nào, hãy nói chuyện với bác sĩ của mình.
Không có một chế độ ăn nào có thể chữa khỏi ung thư. Không có một nghiên cứu nào chứng minh răng một chế độ ăn kiêng có thể giảm nguy cơ tái phát ung thư.
Điều tốt nhất mà bạn nên thực hiện là có một chế độ ăn uống cân bằng với protein, hoa quả, rau, ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít béo; hạn chế đường, muối, cà phê và rượu.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhịn ăn và chế độ ăn hạn chế calo có thể hạn chế sự phát triển của ung thư?
Nhiều người bắt đầu ngày mới bằng một tách cà phê, có người thích uống cà phê nóng nhưng có người lại thích uống cà phê lạnh, vậy loại nào tốt hơn?
Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt, là thời điểm gia đình sum họp, quây quần bên nhau sau một năm dài lao động vất vả. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, đây cũng là thời điểm cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và tinh thần luôn vui tươi, thoải mái.
Dưa hành muối là một trong những món ăn giúp kích thích tiêu hóa, giúp tiêu thụ, chuyển hóa các chất béo từ thực phẩm, nhất là trong dịp Tết. Tuy nhiên nên ăn thế nào để ngon miệng và tốt cho sức khỏe là điều cần lưu ý.
Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, là khoảng thời gian để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè và thư giãn sau một năm dài làm việc vất vả. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui và sự háo hức, ngày Tết cũng có thể mang đến những áp lực và căng thẳng nhất định.
Với màu sắc hấp dẫn, hương vị ngọt thanh, cà rốt có tác dụng tô điểm cho nhiều món ăn và còn là 'siêu thực phẩm' chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nghiên cứu mới phát hiện tiềm năng rất có lợi của cà rốt đối với người bệnh đái tháo đường.
Những cơn chuột rút đột ngột và đau đớn là một trong những hậu quả có thể xảy ra của tình trạng thiếu kali. Các dấu hiệu khác cho thấy lượng kali của bạn có thể thấp bao gồm mệt mỏi, yếu cơ hoặc co giật, ngứa ran hoặc tê liệt. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cũng có thể bị nhịp tim không đều hoặc hồi hộp.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý sức khỏe tổng thể và giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho người mắc hội chứng Marfan - bệnh rối loạn di truyền ảnh hưởng nhiều cơ quan gan, thận...
Cho dù bạn chạy quanh công viên gần nhà, chèo thuyền dọc bờ hồ hay đi bộ trên đường mòn gần nhà, tập thể dục ngoài trời đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Sau đây là thông tin chi tiết về lý do tại sao tập thể dục ngoài trời lại tốt cho bạn, một số bài tập tuyệt vời khi thực hiện ngoài trời và mẹo để bắt đầu.