Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bị ung thư vú giai đoạn cuối nên ăn uống thế nào?

Dinh dưỡng tốt là một phần rất quan trọng trong kế hoạch điều trị ung thư, nhưng phản ứng phụ của việc điều trị có thể sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị và cảm giác ngon miệng của bạn. Dưới đây là những cách giúp bạn đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh ung thư vú.

Bị ung thư vú giai đoạn cuối nên ăn uống thế nào?

Các biện pháp điều trị ung thư vú giai đoạn cuối có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến khẩu vị của bạn, từ đó có thể gián tiếp khiến bạn bị thiếu hụt dinh dưỡng. Tuy nhiên, dinh dưỡng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị ung thư vú nói riêng và các loại ung thư khác nói chung. Ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng trước, trong và sau khi điều trị ung thư có thể giúp bạn có sức khỏe tốt, hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp bạn chống lại tình trạng nhiễm trùng – theo khuyến nghị của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ.

Ăn uống cân bằng cũng giúp bạn có thể kiểm soát cân nặng. Theo Hội Ung thư Lâm sàng Mỹ, hơn một nửa số phụ nữ điều trị ung thư vú sẽ bị tăng cân. Tăng quá nhiều cân không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung của bạn mà còn làm quá trình điều trị ít hiệu quả hơn.

Dưới đây là một vài khó khăn mà những phụ nữ điều trị ung thư vú giai đoạn cuối có thể gặp phải và một vài giải pháp:

Mất cảm giác ngon miệng: đây là một tình trạng tương đối phổ biến. Mất cảm giác ngon miệng có thể là dấu hiệu của bản thân tình trạng ung thư hoặc là phản ứng phụ của việc điều trị ung thư, bao gồm cả căng thẳng, mệt mỏi và buồn nôn.

Giải pháp:

Ăn bữa nhỏ hơn: nghĩ đến việc phải ăn 3 bữa lớn trong ngày có thể sẽ khiến nhiều bệnh nhân điều trị ung thư vú cảm thấy như một “cực hình”. Thay vào đó, hãy ăn 5-6 bữa ăn nhỏ, được bổ sung đủ năng lượng và chất dinh dưỡng. Đảm bảo rằng mỗi bữa ăn của bạn đều có chứa protein (ví dụ như có trứng), sữa chua Hy Lạp hoặc bơ lạc.

Không uống nước để no bụng: Mặc dù uống đủ nước là một điều tốt, nhưng nước có thể sẽ khiến bạn cảm thấy no hơn và không muốn ăn. Do vậy, chỉ nên nhấp các ngụm nhỏ nước sau bữa ăn, thày vì uống nước trước bữa ăn hoặc vừa ăn vừa uống.

Tập luyện thể thao: tập luyện một vài bài tập nhẹ nhàng trước bữa ăn có thể sẽ khiến bạn cảm thấy đói hơn và muốn ăn hơn.

Tập trung ăn những món ăn yêu thích: Sẽ không có vấn đề gì cả nếu bạn ăn một miếng bánh ngọt hoặc vài chiếc bánh quy. Điều quan trọng là cần kích thích vị giác của bạn. Thỉnh thoảng ăn một vài món ăn mà bạn yêu thích có thể giúp bạn lấy lại cảm hứng với việc ăn uống và từ đó, giúp việc ăn uống của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Buồn nôn và nôn mửa: đây là những phản ứng phụ rất phổ biến khi điều trị ung thư vú giai đoạn cuối, bao gồm hóa trị và xạ trị.

Giải pháp:

Ăn các loại thực phẩm lạnh ở nhiệt độ phòng: thực phẩm sẽ dễ tiêu hóa hơn nếu chúng lạnh. Thực phẩm lạnh cũng sẽ không có mùi nặng như thực phẩm ấm nóng, do vậy, có thể khiến việc ăn uống của bạn dễ dàng hơn một chút. Cũng nên tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị hoặc quá nhiều dầu mỡ.

Ngồi thẳng khi ăn: hoặc ít nhất là nâng cao đầu trong khi ăn (nếu bạn phải nằm trên giường). Bạn cũng nên giữ tư thế này trong vòng ít nhất 1 giờ sau khi ăn xong để giúp quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn.

Dùng gừng: gừng đã được sử dụng từ rất lâu đời để giảm tình trạng nôn và buồn nôn. Mặc dù không có khuyến nghị chính thức về việc bạn nên dùng bao nhiêu gừng để giảm tình trạng buồn nôn, nhưng bạn có thể thử dùng các viên thực phẩm chức năng có chứa gừng hoặc dùng bột gừng, rễ gừng tươi cho vào trà hoặc các món ăn.

Khó chịu trong miệng: hóa trị có thể sẽ khiến miệng bạn bị sưng hoặc khô miệng – 2 tình trạng này sẽ khiến việc ăn uống trở nên đau đớn hơn.

Giải pháp:

Ăn thực phẩm mềm: sữa chua, kem không béo, bột cà chua và súp có thể sẽ dễ tiêu hóa hơn với bạn. Trái cây xay nhuyễn (smoothies) cùng với sữa chua và trái cây không ngọt cũng là một lựa chọn tốt giúp bạn bổ sung protein, vitamin và khoáng chất. Nấu chín kỹ thức ăn cũng sẽ giúp thức ăn mềm hơn và dễ ăn hơn là thức ăn sống.

Tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị và nhiều acid: những thực phẩm này có thể sẽ gây kích ứng. Các thực phẩm giàu acid bao gồm những thực phẩm làm từ cà chua và trái cây họ cam quýt. Thực phẩm nhiều muối, mặn cũng có thể gây kích ứng các vết loét và khó ăn hơn nếu miệng bạn bị khô.

Tiêu chảy và táo bón: cả tiêu chảy và táo bón đều có thể là những phản ứng phụ của việc điều trị ung thư.

Giải pháp cho chứng tiêu chảy:

Hình thành lại chế độ ăn: hãy thử áp dụng chế độ ăn dạng lỏng trong 1-2 ngày để hệ tiêu hóa của bạn được nghỉ ngơi. Uống trà loãng, nước hầm xương, nước táo, kem là những lựa chọn an toàn với bạn. Các loại thực phẩm ít chất xơ và tiêu hóa chậm ví dụ như thịt gà, cũng có thể sử dụng để bổ sung protein và các chất dinh dưỡng.

Thử chế độ ăn BRAT: là chế độ bao gồm ăn các bữa nhỏ bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mỳ nướng. Đây là những thực phẩm ít chất xơ và có thể giúp phân của bạn cứng hơn

Giải pháp cho chứng táo bón:

Ăn nhiều chất xơ: các nguồn chất xơ tốt là ngũ cốc nguyên cám và bánh mỳ, trái cây và rau (tươi sống hoặc đã bóc vỏ, nấu chín), các loại hạt và đậu

Uống đủ nước: không uống đủ nước sẽ góp phần dẫn đến chứng táo bón. Nước lọc, trà thảo mộc và súp đều có thể uống được. Bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ về việc uống cà phê và các đồ uống có chứa caffeine khác. Những loại đồ uống này có thể sẽ giúp bạn đi đại tiện dễ dàng hơn, nhưng cũng có thể sẽ gây mất nước.

Tăng cân: tăng cân là một tình trạng rất phổ biến ở những người bị ung thư đang điều trị (bằng thuốc, hóa trị hoặc thay thế hormone).

Giải pháp:

Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng: một nửa chế độ ăn uống của bạn nên là rau xanh, một phần tư là protein và một phần tư còn lại là ngũ cốc nguyên cấm

Hạn chế đồ ăn tinh chế và chế biến sẵn: đây là những đồ ăn chứa ít chất dinh dưỡng nhưng lại chứa rất nhiều calo và có thể sẽ khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Thay vào đó, hãy lựa chọn thịt nạc, trái cây tươi và rau xanh.

Tránh các loại đồ uống có đường: trà ngọt, nước chanh, soda và các loại đồ uống có đường khác sẽ chỉ cung cấp cho bạn calo rỗng mà thôi.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Lời khuyên về dinh dưỡng dành cho người ung thư phổi

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

Xem thêm