Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn có đang bị nghiện YouTube không?

Việc xem các video trực tuyến và sử dụng mạng xã hội ngày càng phổ biến khiến một số người nhận thấy mình ngày càng dành nhiều thời gian hơn để xem nội dung video trực tuyến; đôi khi đến mức họ cảm thấy như đang bị nghiện YouTube. Thuật ngữ này được sử dụng một cách không chính thức để miêu tả việc xem YouTube nhiều hơn mức bình thường đôi khi là quá lệ thuộc vào YouTube

Nghiện YouTube không phải là một tình trạng sức khỏe tâm thần riêng biệt, mặc dù một số chuyên gia đề xuất rằng nghiện Internet nên được công nhận là một chứng rối loạn tâm thần.

Nếu bạn lo ngại rằng mình có thể mắc chứng nghiện YouTube, thì điều quan trọng là phải nhận ra các dấu hiệu tiềm ẩn. Bài viết này thảo luận về tình trạng nghiện Youtube ngày càng gia tăng và cách để giúp hạn chế việc xem Youtube của mình.

Dấu hiệu nghiện YouTube

Vì nghiện YouTube không phải là tình trạng sức khỏe được công nhận nên không có tiêu chí chẩn đoán cụ thể. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cho thấy bạn đang xem trực tuyến quá mức.

  • Bạn dành phần lớn thời gian để xem video YouTube, suy nghĩ về video hoặc lên kế hoạch xem video
  • Bạn cảm giác cần phải xem video trực tuyến để cảm thấy tốt hơn
  • Bạn vẫn tiếp tục xem YouTube mặc dù hành vi đó dẫn đến hậu quả tiêu cực
  • Bạn cảm thấy không thể cắt giảm thời gian xem của mình mặc dù bạn muốn
  • Bỏ bê những nhiệm vụ quan trọng liên quan đến công việc, gia đình, trường học hoặc các lĩnh vực khác trong cuộc sống
  • Bạn cố gắng che giấu thói quen xem YouTube của mình với người khác
  • Bạn phải trải qua các triệu chứng cai nghiện như cảm thấy chán nản, tức giận hoặc cáu kỉnh khi phải cố gắng ngừng xem YouTube

Xác định nghiện YouTube

Nghiện YouTube không phải là một chứng rối loạn tâm thần được định danh rõ ràng. Nhiều người cho biết họ cảm thấy như bị ép xem video trên YouTube một dấu hiệu rất giống với chứng nghiện. Trên thực tế, việc trở nên phụ thuộc vào việc xem video trực tuyến có thể là một dạng nghiện hành vi.

Nghiện hành vi là gì?

Nghiện hành vi được định nghĩa là chứng nghiện phi chất, trong đó một người trở nên phụ thuộc vào các hành vi hoặc hành động nhất định.

Mặc dù có một số tranh luận về việc liệu nghiện hành vi có đại diện cho nghiện "thực sự" hay không, nhưng nghiện cờ bạc là một chứng nghiện hành vi được chính thức công nhận là một chứng rối loạn riêng biệt còn chứng nghiện chơi game trên Internet được đưa vào như một điều kiện để nghiên cứu thêm.

Nguyên nhân gây nghiện YouTube

Giống như các loại nghiện hành vi khác, xem video YouTube có thể tạo ra niềm vui yêu thích ngắn hạn. Theo thời gian, mọi người có thể bắt đầu cảm thấy rằng họ bắt đầu lơ là trong việc kiểm soát các hành vi lướt xem các video và có thể tiếp tục xem quá nhiều nội dung video bất chấp những hậu quả bất lợi.

Ví dụ: một người có thể cảm thấy muốn xem video vào những thời điểm không thích hợp như giữa buổi hẹn hò, ở những nơi không thích hợp như tại nơi làm việc và hay bạn có thể bỏ lỡ công việc để xem video trên YouTube.

Khó khăn với loại hành vi này là nó thường bắt đầu từ từ và hình thành dần theo thời gian. Bởi vì những thay đổi hành vi này tiến triển dần dần một cách âm thầm, nên sẽ khó cho việc xác định việc xem Youtube có ảnh hưởng thế nào vào cuộc sống và hạnh phúc của mọi người.

Ví dụ: bạn có thể bắt đầu xem video cho một mục đích cụ thể. Sau đó, bạn có thể bắt đầu xem trong những thời điểm bạn cảm thấy buồn chán hoặc ở một mình. Theo thời gian, bạn bắt đầu mở ứng dụng như một thói quen vào mỗi buổi sáng và bị cuốn hút vào việc xem hết video này đến video khác. Trước khi bạn nhận ra điều đó thì vài tiếng đã trôi qua và bạn vẫn đang gắn chặt với chiếc điện thoại mà chưa rời khỏi giường

Chủ đề đa dạng trên Youtube khiến bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán. Nếu sự quan tâm của bạn đối với một nội dung bắt đầu suy giảm, thuật toán đề xuất sẽ phản hồi và bắt đầu đề xuất các video phù hợp với nội dung bạn quan tâm nhất tại bất kỳ thời điểm nào.

Giống như các nền tảng xã hội khác, thuật toán đề xuất của YouTube đề xuất các video mới dựa trên cách bạn đã tương tác với các video trước đây. Điều này đảm bảo rằng toàn bộ nội dung mới luôn có sẵn và nhắm đến sở thích cụ thể của bạn. Điều này có thể khiến bạn khó biết khi nào nên dừng lại.

Tác động của chứng nghiện Youtube

Nhưng xem quá nhiều YouTube có đủ điều kiện để trở thành nghiện không? Hiệp hội Y học Nghiện Hoa Kỳ (ASAM) định nghĩa nghiện là một tình trạng mạn tính liên quan đến những tương tác phức tạp giữa di truyền, mạch não, môi trường và kinh nghiệm sống. Hành vi của bạn có thể là nghiện thực sự hoặc không tùy thuộc vào bản chất của các triệu chứng và cách những triệu chứng đó ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Ngay cả khi việc sử dụng YouTube quá mức không bị coi là nghiện, nó vẫn có thể tạo ra các vấn đề trong cuộc sống của bạn. Điều này có thể gây ra sự gián đoạn trong cuộc sống và các mối quan hệ của bạn, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của bạn.

Nếu bạn cảm thấy việc xem các video trực tuyến khiến bạn gặp vấn đề trong cuộc sống và cản trở các mối quan hệ của mình, thì bạn cần thực hiện các bước để giải quyết vấn đề.

Cho dù việc sử dụng video trực tuyến quá mức có phải là một chứng nghiện "thực sự" hay không, nó vẫn có thể gây ra các vấn đề như ảnh hưởng đến công việc, trường học, tình bạn và các mối quan hệ khác.

Cách vượt qua việc nghiện Youtube

Nếu cảm thấy mình nghiện YouTube, bạn nên cân nhắc việc nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần. Họ có thể đưa cho bạn những lựa chọn điều trị hỗ trợ bạn cai nghiện hành vi nghiện Youtube

Thông qua liệu pháp tâm lý, bạn có thể phát triển các kỹ năng đối phó mới giúp bạn phá bỏ thói quen xem YouTube của mình. Liệu pháp cũng có thể giúp điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần khác của bạn.

Nghiên cứu cho thấy rằng những người nghiện hành vi - bao gồm nghiện cờ bạc, sử dụng internet quá mức, nghiện tập thể dục và hành vi nghiện mua sắm cũng có nguy cơ mắc rối loạn lo âu, sử dụng chất kích thích và rối loạn tâm trạng cao hơn những đối tượng khác.

Ngoài việc tìm đến các nhà trị liệu tâm lý, bạn cũng có thể tự mình thực hiện các bước để giảm việc sử dụng YouTube có vấn đề. Bạn có thể thử:

  • Đặt giới hạn về thời gian bạn có thể xem YouTube: bạn không cần phải bắt ép bản thân không xem bất kì nội dung nào mà hãy dành cho mình một khoảng thời gian cụ thể mỗi ngày để xem video trên YouTube.
  • Tắt tự động phát: Truy cập cài đặt trên tài khoản YouTube của bạn và tắt "Tự động phát video tiếp theo". Việc loại bỏ nguồn cấp dữ liệu liên tục của các video tự động có thể khiến bạn dễ dàng ngừng xem khi đã lên kế hoạch.
  • Đặt lời nhắc tạm nghỉ: hãy truy cập cài đặt YouTube và chuyển đổi tùy chọn “Nhắc tôi nghỉ giải lao”. Bạn có thể đặt giới hạn thời gian xem và nhắc nhở cho bản thân.
  • Biến việc xem Youtube trở thành phần thưởng: Bạn cũng có thể coi việc cho phép mình xem video trong một khoảng thời gian như một phần thưởng cho việc hoàn thành một số nhiệm vụ nhất định. Ví dụ: bạn có thể xem video trong 15 phút sau khi dọn dẹp nhà bếp xong. Hoặc bạn có thể cho phép mình xem 30 phút sau khi hoàn thành công việc trong ngày.
  • Tìm một việc khác hữu ích hơn để làm thay thế cho việc xem Youtube: Dành thời gian làm những việc hữu ích thay vì để bản thân bị cám dỗ hàng giờ đắm chìm trong video trực tuyến. Bạn có thể xem tivi, đọc sách, theo đuổi sở thích, tập thể dục hoặc đi thăm bạn bè.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phân biệt 8 loại bệnh sa sút trí tuệ phổ biến hiện nay

BS Hoài Thu - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM (theo Verywell) -
Bình luận
Tin mới
  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

  • 17/04/2024

    5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam

    Khi làn da của bạn bỗng chuyển sang màu cam, đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam.

  • 17/04/2024

    Các sản phẩm từ sữa tốt cho sức khỏe tim mạch

    Việc bổ sung các chế phẩm từ sữa phù hợp có thể mang lại nhiều loại ích với sức khỏe tim mạch. Vậy bạn nên ăn và tránh những sản phẩm từ sữa nào?

  • 17/04/2024

    Vì sao phụ nữ độ tuổi 30 cần tăng cường ăn thực phẩm giàu kẽm?

    Độ tuổi 30 trở đi là giai đoạn cơ thể của người phụ nữ bắt đầu bước vào quá trình lão hóa, vì thế cần bổ sung những loại vitamin, khoáng chất. Kẽm ít được nhắc đến hơn nhưng lại là dưỡng chất có vai trò thiết yếu đối với sức khoẻ phụ nữ.

  • 17/04/2024

    Tiểu không tự chủ - những điều cần biết

    Tiểu không tự chủ là một tình trạng rất phổ biến mà không ai muốn nói đến. Vì sự kỳ thị xung quanh nó, nhiều người quá xấu hổ để tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhưng hầu hết các bệnh lý gây ra tiểu không tự chủ đều có thể được khắc phục bằng các biện pháp can thiệp y tế.

  • 17/04/2024

    Chỉ số huyết áp cho biết những gì về sức khỏe của bạn?

    Bạn có thắc mắc tại sao mỗi khi đi khám sức khỏe định kỳ, các bác sĩ đều tiến hành đo huyết áp cho bạn? Có lẽ ai cũng biết mình nên giữ huyết áp trong ngưỡng ổn định, nhưng bạn có biết chỉ số này nói lên điều gì về sức khỏe tổng thể của mình?

  • 17/04/2024

    Tác động tiêu cực của quần áo chật đối với phụ nữ mang thai

    Mang thai có thể khiến cơ thể thay đổi hình dáng và cân nặng rất nhiều. Đôi khi quần áo chật đến mức khó chịu và hằn lên các phần cơ thể.

  • 16/04/2024

    Chứng thấp lùn

    Chứng thấp lùn là tình trạng bệnh đặc trưng bởi vóc dáng nhỏ bé do nhiều yếu tố như di truyền hoặc bệnh lý gây ra. Với các triệu chứng đặc trưng rất dễ nhận biết, tình trạng này gây ra rất nhiều khó khăn trong suốt toàn bộ quá trình phát triển.

Xem thêm