Phản ứng dị ứng là phản ứng nguy hiểm nhất gây ra bởi hầu hết các vết đốt của sứa. Tuy nhiên, một số loài có nọc độc đủ mạnh để giết bạn ngay cả khi bạn không bị dị ứng với chúng.
Triệu chứng khi bị sứa đốt
Sứa sử dụng vết đốt của chúng để khuất phục con mồi. Các xúc tu của sứa được trang bị hàng ngàn tế bào tuyến trùng có thể đâm xuyên qua da và tiêm nọc độc. Tùy thuộc vào loài và liều lượng nọc độc, vết đốt từ sứa có thể gây ra các phản ứng từ nhẹ đến đe dọa tính mạng.
Triệu chứng thông thường
Việc bị sứa đốt là tình trạng khá phổ biến, với ước tính khoảng 150 triệu trường hợp bị sứa đốt mỗi năm. Và hầu hết những trường hợp này đều nhẹ, có thể điều trị được tại nhà.
Các triệu chứng khi bị sứa đốt mức độ nhẹ bao gồm:
Phản ứng nặng
Bên cạnh những trường hợp phản ứng nhẹ với vết đốt của sứa thì một số trường hợp sứa đốt lại gây ra phản ứng nặng. Nguyên nhân của việc một số người phản ứng mạnh với sứa đốt gây ra tình trạng nguy hiểm với sức khỏe vẫn chưa được tìm hiểu rõ, song việc có tới hơn 2.000 loài sứa trên khắp thế giới cũng có thể được coi là một yếu tố gây ra những phản ứng khác nhau trong đó có một số trường hợp phản ứng dữ dội ở người bị đốt.
Trong khi hầu hết các vết đốt của sứa đều tương đối nhẹ, một số vết đốt có thể nặng và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nguy cơ này không chỉ thay đổi theo loài sứa và liều lượng nọc độc mà còn bởi phản ứng của cá thể người bị đốt đối với nọc độc đó.
Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể do chính nọc độc gây ra (điển hình là phản ứng nhiễm độc thần kinh ảnh hưởng đến tim và hô hấp). Ở những người khác, vết đốt có thể gây ra sốc phản vệ, hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với nọc độc. Cả hai trường hợp đều có thể liên quan đến nhau và thường khó phân biệt.
Trong hầu hết các trường hợp, phản ứng nghiêm trọng sẽ xảy ra ngay lập tức hoặc ngay sau vết đốt. Tuy nhiên, nếu xảy ra sốc phản vệ, các phản ứng có thể xảy ra chậm trong nhiều ngày và thậm chí vài tuần.
Các triệu chứng khi bị sứa đốt nghiêm trọng bao gồm:
Các triệu chứng này cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Bạn nên gọi cấp cứu hoặc nhờ ai đó đưa bạn đến phòng cấp cứu gần nhất. Nếu không được điều trị, sốc phản vệ có thể dẫn đến hôn mê, trụy tim mạch, suy hô hấp và tử vong.
Việc xử trí kịp thời vết đốt của sứa biển có thể giúp giảm đau, làm giảm nguy cơ trở nặng và giảm nguy cơ biến chứng trong đó có nhiễm trùng. Sau khi sơ cứu, thuốc có thể giúp giảm đau và sưng tấy vết sứa đốt. Các phản ứng nghiêm trọng cần được điều trị tại bệnh viện.
Sơ cứu
Có ba bước thường được khuyến nghị để sơ cứu vết đốt của sứa:
Rửa sạch: Rửa sạch xúc tu bằng nước nóng nếu có thể. Nếu không có nước nóng, hãy dùng nước muối thay vì nước ngọt. Nước ngọt có thể làm cơn đau trầm trọng hơn.
Loại bỏ xúc tu: Dùng tay hoặc nhíp lột bỏ những xúc tu còn sót lại trên da. Tránh sử dụng tay không vì bạn có nguy cơ bị đốt trở lại.
Tắm nước nóng: Biện pháp này có thể giúp đào thải một số nọc độc từ vết thương. Nguyên tắc chung là tắm ở nhiệt độ nóng nhất có thể mà bạn có thể chịu được (ít nhất 42 độ C và tối đa 60 độ C)
Thuốc không kê đơn bạn có thể sử dụng cho vết đốt
Khi bạn đã gỡ bỏ các xúc tu và ngâm vết thương vào nước nóng, bạn có thể dùng thuốc để kiểm soát cơn đau và thúc đẩy quá trình chữa lành. Dưới đây là các loại thuốc không kê đơn bạn có thể xem xét sử dụng:
Chườm đá cũng có thể làm giảm đau và sưng tấy, nhưng hãy nhớ đặt một miếng vải giữa túi đá và da của bạn, và chườm đá không quá 15 phút để tránh bị tê cóng.
Điều trị sốc phản vệ
Sốc phản vệ được xử lý như một tình trạng cấp cứu y tế tại bệnh viện. Quá trình điều trị bắt đầu bằng việc tiêm epinephrine (adrenaline), giúp giãn đường thở để bạn có thể thở dễ dàng hơn và co mạch để tăng huyết áp, qua đó giúp giảm nguy cơ bị sốc. Sau đó, bạn có thể được thở oxy, truyền dịch và dùng các loại thuốc như cortisone, albuterol và thuốc kháng histamine để cải thiện hô hấp và ngăn chặn phản ứng dị ứng.
Điều gì không nên làm khi bị sứa đốt?
Có rất nhiều lầm tưởng và quan niệm sai lầm về cách bạn nên điều trị vết đốt của sứa và có thể gây ra những nguy cơ làm trầm trọng hơn các vết đốt.
Các biện pháp để phòng tránh bị sứa đốt
Chuẩn bị: Trước khi ra biển, hãy tìm hiểu những loài sứa nào thường gặp trong khu vực bạn vui chơi, mức độ nguy hiểm của chúng và những việc cần làm trong trường hợp bị sứa đốt.
Kế hoạch: Sứa bị thu hút bởi vùng nước ấm hơn và thường sẽ xuất hiện theo mùa khi dòng chảy thủy triều thay đổi. Vì vậy hãy tìm hiểu về thời điểm mùa sứa ở điểm đến của bạn.
Mặc đồ bảo hộ: Nếu bạn đến vui chơi ở khu vực thường có sứa, bạn có thể tự bảo vệ mình bằng cách mua bộ đồ bảo hộ bảo vệ bạn khỏi vết đốt của sứa.
Mua thuốc chống sứa: Nếu bạn thực sự lo lắng về sứa, có một số loại kem bán trên thị trường được cho là có tác dụng xua đuổi sứa. Thậm chí có những loại kem chống nắng có chứa chất chống sứa.
Nhiều phương pháp trị sứa đốt tại nhà được lưu truyền trong dân gian. Có rất ít nghiên cứu về cách điều trị sứa đốt và ngay cả các chuyên gia y tế cũng khó đưa ra giải pháp "phù hợp cho tất cả" cho tất cả các vết đốt của sứa.
Vì các phương pháp điều trị vết sứa đốt khác nhau tùy theo loài, nên bạn cần biết những loại sứa nào phổ biến trong khu vực bạn đến và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp bị đốt, bạn có thể gọi cấp cứu
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Vết đốt của sứa trông như thế nào?
Các vết đốt của sứa có kích thước và hình dạng khác nhau tùy thuộc vào loài. Chúng thường gây ra các nốt sần và gây đỏ da xung quanh vết đốt. Các vết sưng tấy thường tạo thành nốt hằn ở các vị trí da tiếp xúc với xúc tu.
Sứa gây ra vết đốt cho bạn bằng cách nào?
Các xúc tu của sứa được bao phủ bởi các đốt cực nhỏ gọi là tuyến trùng. Mỗi tế bào tuyến trùng bao gồm một nang nọc độc cực nhỏ và một ống cuộn được đặt trên đầu bằng một thanh đâm thủng. Khi bạn chạm vào sứa, các cảm biến trên xúc tu sẽ khiến nang nọc độc co lại và ống cuộn kéo dài ra, giải phóng nọc độc.
Cảm giác khi bị sứa đốt?
Vết đốt của sứa thường được mô tả là rát, châm chích. Thông thường, vết đốt sẽ đi kèm với cơn đau nhói từ trên xuống dưới trên cánh tay, chân hoặc thân mình.
Vết đốt của sứa kéo dài bao lâu?
Thời gian và mức độ nghiêm trọng của vết đốt của sứa có thể khác nhau tùy theo loài. Vết đốt từ sứa xanh nhỏ có thể kéo dài trong một giờ.
Vết đốt từ sứa Chironex fleckeri được biết đến với cái tên ong bắp cày biển sống ở bờ biển phía bắc nước Úc - được một số người gọi là loài sứa gây chết người nhiều nhất trên thế giới, có thể gây chết người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ong đốt: Phải xử trí thế nào?
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.