Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Chế độ ăn lành mạnh luôn được khuyến khích, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai. Bên cạnh đó, uống vitamin dành cho bà bầu cũng là một cách tốt để bổ sung những dưỡng chất còn thiếu trong chế độ ăn. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại vitamin, thực phẩm chức năng hoặc thảo dược nào trong thai kỳ.

Vitamin tốt nhất cho bà bầu

Vitamin dành cho bà bầu giúp đảm bảo bạn nhận đủ các dưỡng chất cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh, bao gồm:

  • Axit folic: 400 microgram (mcg)
  • Vitamin D: 600 đơn vị quốc tế (IU)
  • Canxi: 1.000 miligram (mg)
  • Vitamin C: 80 mg 
  • Thiamin: 1,4 mg
  • Riboflavin: 1,4 mg
  • Niacin: 18 mg 
  • Vitamin B12: 2,6 mcg
  • Vitamin B6: 1,9 mg
  • Vitamin E: 15 mg 
  • Kẽm: 11 mg
  • Sắt: 27 mg
  • Vitamin A: 770 mcg

Khi chọn vitamin cho bà bầu, hãy đảm bảo chúng không bị hết hạn hoặc sắp hết hạn. Nếu bạn bị dị ứng hoặc nhạy cảm với thực phẩm, hãy kiểm tra kỹ danh sách thành phần. Một số loại vitamin có thể chứa bột ngô, trứng hoặc lúa mì. Nếu bạn lo lắng về chất lượng của vitamin, hãy hỏi bác sĩ xem họ có khuyến nghị thương hiệu nào không. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn một loại vitamin dành cho bà bầu cụ thể hoặc khuyên bạn uống thêm các chất bổ sung khác.

Lợi ích của vitamin dành cho bà bầu

Khác với vitamin thông thường, vitamin dành cho bà bầu cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển tốt của thai nhi. Một số vitamin và khoáng chất quan trọng nhất trong thai kỳ bao gồm axit folic, sắt, canxi và iốt.

  • Axit folic

Nếu bạn có dự định mang thai, bạn nên uống axit folic. Nó có thể ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến não và tủy sống của thai nhi. Các khiếm khuyết ống thần kinh phát triển sớm trong thai kỳ, trước khi nhiều người biết họ đang mang thai. Đây là lý do tại sao các bác sĩ khuyến nghị bất kỳ ai có ý định mang thai nên uống 400 mcg axit folic mỗi ngày, bắt đầu trước khi thụ thai và tiếp tục trong 12 tuần đầu của thai kỳ.

Nếu bạn đã từng sinh con bị khiếm khuyết ống thần kinh, bạn nên trao đổi với bác sĩ về axit folic. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống liều lượng lớn hơn (lên đến 4.000 mcg) ít nhất 1 tháng trước và trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ có thể hữu ích nếu bạn đã từng sinh con bị khiếm khuyết này. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng phù hợp với bạn.

Các thực phẩm chứa axit folic bao gồm: rau xanh, các loại hạt, các loại đậu, trái cây họ cam quýt,...Mặc dù bạn có thể nhận được axit folic từ thực phẩm, nhưng uống thêm viên bổ sung vẫn là một ý tưởng tốt để dự phòng.

  • Canxi

Canxi cũng rất quan trọng trong thai kỳ. Nó có thể giúp ngăn ngừa tình trạng giảm mật độ xương của mẹ khi thai nhi sử dụng canxi để phát triển xương của mình.

  • Iốt

Iốt rất quan trọng cho chức năng tuyến giáp khỏe mạnh trong thời kỳ mang thai. Thiếu iốt có thể gây sảy thai hoặc thai chết lưu và khiến trẻ bị chậm phát triển thể chất, thiểu năng trí tuệ và điếc.

  • Sắt

Sắt giúp cơ thể bạn tạo ra nhiều tế bào hồng cầu hơn. Các tế bào máu này mang oxy đến thai nhi, cần thiết cho sự phát triển của bé.

Còn các chất dinh dưỡng khác thì sao?

Có những chất dinh dưỡng khác có thể cải thiện sức khỏe thai kỳ của bạn. Bác sĩ có thể giúp bạn quyết định xem có cần uống bổ sung các chất sau đây hay không:

  • Axit béo omega-3: Những chất béo này, bao gồm DHA (axit docosahexaenoic) và EPA (axit eicosapentaenoic), chỉ có trong các nguồn thực phẩm như cá béo và các loại hạt. Khuyến nghị ăn 240-360 mg hải sản ít thủy ngân mỗi tuần trong thời kỳ mang thai. Các thực phẩm giàu DHA bao gồm: cá hồi, cá bơn, cá trê, cá rô phi, tôm, trứng, sữa,...Các nghiên cứu cho thấy omega-3 có thể giảm nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân. Nếu bạn không ăn nhiều thực phẩm giàu omega-3, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có nên bổ sung hay không. Không phải tất cả các loại vitamin cho bà bầu đều chứa DHA.
  • Choline: Mặc dù cơ thể bạn có thể tự sản xuất một lượng choline, nhưng hầu hết choline bạn nhận được từ thực phẩm. Các nguồn giàu choline bao gồm thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá và trứng. Nhiều phụ nữ mang thai không nhận đủ choline mà thai nhi cần để phát triển não bộ khỏe mạnh. Không phải tất cả các loại vitamin cho bà bầu đều chứa choline, vì vậy hãy kiểm tra hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để xem bạn có cần bổ sung hay không.
  • Protein: Bạn cần thêm protein trong thời kỳ mang thai vì lượng máu của bạn tăng lên, và bạn đang phát triển mô mới, nhau thai (cơ quan cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi) và một sinh mạng mới. Tất cả những điều này đều cần protein. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bạn nên bổ sung khoảng 10 gram mỗi ngày so với lượng khuyến nghị hàng ngày tối thiểu (RDA), đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Khi nào nên bắt đầu uống vitamin dành cho bà bầu?

Thời điểm tốt nhất để bắt đầu uống vitamin dành cho bà bầu là trước khi thụ thai. Vitamin dành cho bà bầu không thể giúp bạn mang thai, nhưng chúng cung cấp các chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần để chuẩn bị cho thai kỳ.

Một số bác sĩ khuyến nghị rằng bất kỳ ai có thể mang thai đều nên uống vitamin dành cho bà bầu, ngay cả khi họ chưa có kế hoạch mang thai trong tương lai gần. Nếu bạn mang thai ngoài ý muốn và chưa uống vitamin dành cho bà bầu, tốt nhất là nên bắt đầu càng sớm càng tốt.

Tác dụng phụ của vitamin dành cho bà bầu

Một số loại vitamin dành cho bà bầu có thể gây buồn nôn ở phụ nữ mang thai vốn đã bị ốm nghén. Do lượng chất dinh dưỡng trong vitamin dành cho bà bầu, chúng có thể có kích thước lớn, điều này có thể khiến việc nuốt trở nên khó khăn hơn nếu bạn đang bị buồn nôn.

Sắt trong vitamin dành cho bà bầu cũng có thể gây táo bón. Nếu bạn bị táo bón, những điều sau đây có thể hữu ích:

  • Ăn chế độ giàu chất xơ - bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây như chuối, táo và các loại quả mọng, đậu lăng và đậu Hà Lan
  • Uống nhiều nước
  • Tập thể dục nếu bác sĩ cho rằng an toàn với bạn. Một hướng dẫn tốt để tuân theo là tập luyện cường độ vừa phải khoảng 2,5 giờ mỗi tuần.
  • Uống thuốc nhuận tràng với sự đồng ý của bác sĩ. Những loại thuốc này có thể được bác sĩ kê đơn hoặc mua không cần đơn.

Việc bổ sung vitamin dành cho bà bầu là một phần không thể thiếu trong hành trình mang thai. Với sự tư vấn của bác sĩ và lựa chọn đúng loại vitamin, bạn có thể yên tâm rằng cả mẹ và bé đều nhận được những dưỡng chất cần thiết. Hãy nhớ rằng, ngoài việc uống vitamin, một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục điều độ và nghỉ ngơi đầy đủ cũng rất quan trọng.

Tháng 4 này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam hân hoan chào mừng sinh nhật lần thứ 6 với vô vàn ưu đãi và quà tặng khi khám dinh dưỡng. Chương trình ưu đãi áp dụng từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/04/2024. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm