Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ăn thịt có dẫn đến ung thư đại tràng không?

Cho dù bạn thực hiện chế độ ăn như thế nào, thì cũng phải thừa nhận rằng, con người là động vật ăn thịt. Điều này có nghĩa là cơ thể bạn phụ thuộc vào chất dinh dưỡng từ thịt và thực vật

Thịt động vật là một trong nguồn protein cơ thể sử dụng để phát triển và sửa chữa hầu hết các mô trong cơ thể. Cơ bắp, cơ quan nội tạng và thậm chí cả da của bạn được cấu thành từ những loại protein. Protein là một chất dinh dưỡng mà bạn không thể thiếu.

Không may thay, bạn có thể cần kiểm tra lại nguồn cung cấp protein hằng tuần và việc nạp protein vào cơ thể vì đã có nhiều nghiên cứu tiếp tục ủng hộ mối liên hệ giữa thịt chế biến sẵn và sự tiến triển ung thư đại tràng.

Nếu bạn ăn thịt đỏ nhiều hơn 3-4 lần trong tuần bạn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Trên thực tế, hầu hết các nghiên cứu chỉ cho thấy tăng nguy cơ với những người ăn quá nhiều thịt đỏ, ngoài ra thịt gia cầm và cá không được chứng minh là tăng nguy cơ ung thư. Với hầu hết các phần, những nghiên cứu này bao gồm những người ăn một số dạng thịt đỏ mỗi ngày và thường tiêu thụ nhiều hơn lượng khuyến cáo.

Tin tốt  với những người yêu bít tết- nguy cơ của bạn tăng theo mức độ thường xuyên và lượng thịt mà bạn ăn. Nghĩa là một người thỉnh thoảng ăn một miếng thịt bò bít tết sẽ không làm tăng quá nhiều nguy cơ ung thư của họ qua thời gian.

Tin tốt: tại sao chúng ta thích ăn thịt?

Chúng ta yêu thịt.

Bạn có thể nướng, hầm, chiên, thậm chí hun khói chúng- thịt là một nguyên liệu tuyệt với tạo nên hương vị và màu sắc cho bữa ăn. Nó cũng có một vài lợi ích mà bạn không thể tìm thấy trong thức ăn thực vật.

Đặc biệt, thịt đỏ chứa rất nhiều vitamin nhóm B, selen, sắt, kẽm và vitamin D.

Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, thịt bò không phải là loại thịt đỏ duy nhất mà chúng ta ăn. Có những lựa chọn khác như :

  • Thịt dê
  • Thịt cừu
  • Thịt lợn
  • Thịt hươu nai

Tại sao thịt đỏ không phải là lựa chọn tốt cho sức khỏe?

Bên cạnh vitamin và chất khoáng, thịt đỏ cũng chứa thành phần hữu cơ gây ung thư- hoặc tiền ung thư. Những hóa chất bao gồm chất gây ung thư heterocyclic amines (CHA) và chất chứa N-nitro, giúp tế bào đột biến trong đại tràng tiến triển thành ung thư, nhưng sự tập trung của chất hữu cơ là khá ít trong thịt nấu hằng ngày.

Cắt giảm thịt cũng giúp góp phần tạo ra chế độ ăn nhiều mỡ, được xem là liên quan trực tiếp đến tăng nguy cơ tiến triển nhiều loại ung thư khác nhau, không chỉ ung thư đại trực tràng. Tương tự, những chất gây ung thư trong thịt đỏ có thể phụ thuộc vào cách nấu.

Như đã đề cập, thịt nướng hoặc cháy do nướng quá tay sẽ không tốt cho sức khỏe bằng thịt luộc hoặc thịt hầm

Thịt chế bến sẵn, thịt xông khói

Đó là thịt- và sau đó là được pha chế và chế biến để trông giống thịt. Liệu nó có nguồn gốc từ một cái can tồn tại cả thập kỉ hoặc từ người bán thịt? Nghiên cứu mối liên quan giữ thịt với ung thư trực tràng bao gồm ăn thịt chế biến sẵn chứa nhiều muối, xông khói là yếu tố nguy cơ. Khi bạn cân nhắc lượng thịt tiêu thụ hằng ngày, hãy tính cả lượng thịt xông khói, dăm bông hay thịt chế biến sẵn như thịt nguội trong sandwich.

Đưa ra lựa chọn thông minh

Nghiên cứu cho rằng ăn một hoặc 2 loại thịt đỏ mỗi tuần không làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, đảm bảo bạn chia khẩu phần thành 4 phần, trong đó chỉ có một phần là thịt đỏ và chọn thịt nạc, không chứa mỡ.

Nguồn protein hằng ngày được tìm thấy ở cả thực vật và động vật. Là động vật ăn thịt bạn nên biết, các loại đậu và đậu phụ chỉ là 2 ví dụ về protein có nguồn gốc từ thực vật. Nếu bạn đang tìm kiếm sự pha trộn trong thực đơn và cắt giảm lượng thịt đỏ hàng tuần, thịt gia cầm, cá và protein thực vật là những thực phẩm an toàn. Nếu bạn thích những động vật hoang dã, bạn có thể ăn thịt thỏ, thịt vịt, bởi những loại thịt này cũng không phải là thịt đỏ.

Bình luận
Tin mới
  • 20/06/2025

    5 loại thực phẩm nên ăn để hỗ trợ giải độc thận

    Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.

  • 20/06/2025

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu ảnh hưởng đến trẻ khi trưởng thành như thế nào?

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!

  • 19/06/2025

    Cập nhật nghiên cứu về mối liên quan giữa vitamin K2 và nguy cơ thấp còi

    Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.

  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

Xem thêm