Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ăn đúng cách khi mang thai

Nếu bạn đang trong, trước hoặc sau thai kỳ, hãy bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho mình và bé.

Hơn 40 tuần mang thai là cả một quãng thời gian kỳ diệu. Giữ một lối sống lành mạnh trước - trong và sau thai kỳ là điều vô cùng quan trọng cho cả mẹ và bé. Để có thể mang thai khỏe mạnh, mẹ bầu cần có chế độ ăn đầy đủ và cân bằng, đạt được trọng lượng lý tưởng, thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất, bổ sung vitamin và khoáng chất theo khuyến cáo của bác sĩ, tránh uống rượu, thuốc lá và các chất có hại khác.

Bà mẹ tương lai cần bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng thiết yếu. Một chế độ ăn hợp lý với nhiều loại thực phẩm có thể giúp phụ nữ giữ sức khỏe trong suốt thai kỳ. Thực phẩm an toàn là yếu tố vô cùng quan trọng, bởi phụ nữ mang thai dễ bị ngộ độc thực phẩm hơn ai hết.

Vì vậy, các bà bầu cần có một chế độ ăn uống hợp lý bao gồm:

  • Các loại ngũ cốc: Bánh mỳ, ngũ cốc, mì và gạo nâu.
  • Trái cây: Tất cả các loại trái cây tươi, đông lạnh hoặc đóng hộp mà không cần thêm đường
  • Rau củ: Ăn nhiều loại rau nhiều màu sắc, tươi, đông lạnh hoặc đóng hộp và không thêm muối. Không nên ăn các loại mầm thô.
  • Nạc protein: Chọn thịt nạc từ thịt, gia cầm, cá, trứng, đậu, bơ đậu phông, các sản phẩm từ đậu nành và các loại hạt. Phụ nữ mang thai nên tránh ăn cá kình, cá mập, cá kiếm và cá thu, hạn chế ăn cá ngừ trăng. Thịt hộp và xúc xích nên hâm lại nếu muốn ăn.
  • Sữa ít béo hoặc không có chất béo: Bao gồm sữa, pho mát và sữa chua. Sữa chưa tiệt trùng và một số loại pho mát mềm được làm từ sữa chưa tiệt trùng cũng nên tránh.
  • Chất béo lành mạnh: Từ thực phẩm như bơ, các loại hạt và hạt giống cũng như các loại dầu thực vật (dầu hạt cải và dầu ô liu).
  • Tránh thêm calo từ đường và chất béo rắn bởi có thể dẫn đến tăng cân không lành mạnh. Cắt giảm các thực phẩm như soda thường, đồ ngọt và đồ ăn nhẹ chiên.

Các chất dinh dưỡng quan trọng cho thai khỏe:

  • Axit folic: Axit folic làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến tủy sống. Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai nên bổ sung ít nhất 400 microgram axit folic mỗi ngày. Nguồn thức ăn tự nhiên của chất này bao gồm các loại đậu, rau lá xanh và trái cây họ cam quýt. Folate cũng có thể thu được thông qua các thực phẩm như ngũ cốc, mỳ ống, bánh mì.
  • Sắt: Thiếu sắt ở bà bầu là sự thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai cần ít nhất 27 mg sắt mỗi ngày. Thực phẩm có hàm lượng cao và trung bình của sắt bao gồm thịt đỏ, thịt gà, cá, ngũ cốc, rau bina, một số loại rau lá xanh và đậu. Đối với người ăn chay và phụ nữ không ăn nhiều thịt, có thể tăng hấp thu sắt bằng cách kết hợp với các nguồn thực vật có chứa sắt như salad rau bina với cam quýt hoặc ngũ cốc với dâu tây.
  • Canxi: Khi mang thai, canxi rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh răng, xương, tim mạch, thần kinh và cơ bắp của em bé. Khi một phụ nữ mang thai không bổ sung đủ canxi, cơ thể người mẹ sẽ lấy canxi từ xương của em bé. Do đó, cần phải bổ sung đủ canxi mỗi ngày trước, trong và sau khi mang thai. Phụ nữ nên dùng ít nhất 1.300 mg canxi mỗi ngày đối với độ tuổi từ 14 - 18 và 1.000 mg canxi mỗi ngày với độ tuổi từ 19 đến 50. Điều này có nghĩa là ít nhất ba bữa chính hàng ngày phải có các loại thực phẩm giàu canxi như sữa ít/không chất béo, sữa chua, phô mai hoặc canxi thực vật từ đồ uống, các loại ngũ cốc và nước ép.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn bổ sung thêm vitamin/khoáng chất trước khi sinh để đảm bảo rằng bạn đủ chất sắt, axit folic và các chất dinh dưỡng khác.

Tham khảo thêm bài viết Cách phòng tránh thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ em

Thu Hằng

Thu Hằng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Eatright
Bình luận
Tin mới
  • 09/12/2024

    Giúp người cao tuổi vượt qua nỗi cô đơn mùa đông

    Mùa đông lạnh thường mang đến cảm giác cô đơn và trầm lắng, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Sự thay đổi thời tiết, cùng với những hạn chế về sức khỏe và khả năng vận động khiến người già dễ rơi vào tình trạng cô lập, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất.

  • 09/12/2024

    Phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi

    Với tỷ lệ mắc cao ở người cao tuổi, loãng xương là mối đe dọa tiềm tàng dẫn đến gãy xương và suy giảm chất lượng cuộc sống. Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả để đối phó với căn bệnh này!

  • 09/12/2024

    4 lý do nên thêm nghệ vào chế độ ăn trong mùa đông

    Nghệ không chỉ là loại gia vị tốt mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh. Dưới đây là 4 lợi ích sức khỏe khi sử dụng nghệ trong mùa đông.

  • 08/12/2024

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ gái dậy thì sớm

    Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

    Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ích cho làn da của bạn như thế nào?

    Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.

  • 07/12/2024

    Bí quyết để xương chắc khỏe ở thời kỳ mãn kinh

    Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.

  • 07/12/2024

    Nên làm gì khi bé gái dậy thì sớm?

    Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.

Xem thêm